Page 153 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 153

Hoạt tính kháng khuẩn theo thứ tự các muối của thủy ngân (Hg), bạc (Ag), đồng

               (Cu), kẽm (Zn). Chủ yếu có tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus; kém

               tác dụng đối với các vi khuẩn kháng acid. Trong y học, các hợp chất hữu cơ của Hg

               như phenyl - borat - thủy ngân được dùng sát trùng vết thương, da và niêm mạc.
               2.2.5. Aldehyd

                                                                                                  3
                     Thường dùng formaldehyd dưới dạng dung dịch 0,5 - 5% và khí 5 g/cm , nó có
               tác dụng tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm và virus; nếu đủ thời gian và ở nhiệt độ cao còn

               diệt được cả nha bào.

                     Dạng dung dịch dùng để lau chùi sàn nhà và đồ dùng. Khí dùng để khử trùng
               không khí và máy móc lớn.

                     Formaldehyd kích thích da và niêm mạc, gây chảy nước mắt, có thể dẫn tới dị

               ứng và nghi ngờ có thể gây ung thư. Do làm tủa protein nên không dùng để khử trùng

               chất thải. Để trung hòa formaldehyd, chúng ta dùng amoniac, sulfit hoặc histidin.

               2.2.6. Các chất oxy hóa và thuốc nhuộm vi khuẩn
                     Các chất như: oxy già (H O ), thuốc tím (KMnO ), xanh methylen... được pha
                                                   2
                                                                          4
                                                 2
               thành dung dịch dùng làm chất khử khuẩn.
               2.2.7. Acid và base

                     Hầu hết các acid và base đều có tác dụng diệt khuẩn vì tính điện phân mạnh
                                -
                        +
               thành H  và OH . Tùy từng loại vật liệu cần khử trùng mà chúng ta dùng nồng độ, loại
               acid và base cho thích hợp.

               2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tác dụng của chất khử trùng

                     Những sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng gồm nhiều yếu tố, nhưng quan
               trọng nhất là:

                     - Nồng độ hóa chất không đủ.

                     - Thời gian tác dụng không đủ.

                     - Nhiệt độ (có liên quan tới thời gian tác dụng).

                     - Mật độ sinh vật tại nơi khử trùng.
                     - Môi trường xung quanh cản trở hóa chất ngấm tới sinh vật hoặc làm bất hoạt

               hóa chất (ví dụ: vi khuẩn lao trong đờm).









                                                             153
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158