Page 126 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 126
5.4.4. Đông khô
Giữ được vi khuẩn sống lâu dài nhưng cũng phức tạp và tốn kém.
XÉT NGHIỆM BỆNH PHẨM HẦU HỌNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày phương pháp lấy bệnh phẩm họng.
2. Cấy bệnh phẩm họng trên môi trường cần thiết.
3. Biết xác định liên cầu nhóm A và nhóm B.
4. Biết xác định vi khuẩn bạch hầu.
Trong bệnh phẩm họng miệng, chúng ta có thể gặp các loại vi khuẩn gây bệnh sau:
- Liên cầu nhóm A (S. pyogenes), liên cầu nhóm B, vi khuẩn bạch hầu (C.
diphteriae)...
Tuỳ theo yêu cầu của bác sỹ lâm sàng mà chúng ta thực hiện các xét nghiệm.
1. Lầy bệnh phẩm
- Ngoày họng miệng bằng tăm bông vô trùng và bằng dè lưỡi kim loại. Yêu cầu bệnh
nhân nói to “A..A” và phết tăm bông vào vùng hầu họng, amydan tuỳ theo tổn
thương nghi ngờ ở vùng này.
- Sau khi có bệnh phẩm nên tiến hành phân lập ngay trong vòng 2 giờ. Nếu để thời
gian dài hơn cần cho bệnh phẩm vào môi trường bảo quản amies.
2. Nhuộm soi trực tiếp
- Nên tiến hành nhuộm 2 tiêu bản (Gram và Xanh methylen)
- Với nhuộm Gram ta có thể quan sát hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn đẻ
định hướng cho phân lập
- Với nhuộm xanh methylen ta có thể quan sát đựơc hình thể vi khuẩn và tế bào trong
tiêu bản
- Với nhuộm trực tiếp rất lưu ý vi khuẩn bạch hầu có hình trực khuẩn mảnh và nếu vi
ngờ là vi khuẩn này nên dùng phương pháp nhuộm hạt nhiễm sắc như xanh methylen
kiềm hoặc nhựôm Gram tẩy cồn kéo dài 2 phút, sẽ thấy các hạt nhiễm sắc co ở trên tế
bào vi khuẩn. Hình ảnh này cùng với tổn thương màng giả bạch hầu rất có ý nghĩa
cho chẩn đoán nhanh bệnh nguy hiểm này.
126