Page 129 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 129

- Không rối loạn tiêu hóa: khi có nghi ngờ người lành mang vi khuẩn gây bệnh

               thải qua phân (bệnh thương hàn…).

               2. Lấy và bảo quản bệnh phẩm
                     Lấy bệnh phẩm khi bệnh nhân chưa dùng kháng sinh (đặc biệt là các kháng sinh

               uống). Có kỹ thuật lấy phân:

                     - Lấy phân từ trực tràng: dùng tăm bông vô trùng đã tẩm ẩm bằng nước muối

               sinh lý hoặc dùng xông Nalaton cho qua cơ tròn; xoay tăm bông hoặc xông để lấy
               được một lưọng phân nhỏ dính vào, sau đó cho vào ống nghiệm vô trùng; nút kỹ, ghi

               đầy đủ các thông tin vào nhãn rồi gửi ngay tới phòng xét nghiệm vi sinh.

                     - Lấy phân đã đi ngoài ra dụng cụ sạch: dùng một chiếc bô sạch (không chứa

               chất sát trùng), khô; cho bệnh nhân đi ngoài vào rồi dùng tăm bông lấy phân ở những

               vùng có biểu hiện bệnh lý (máu tươi, nhày, hạt lổn nhổn…). Tiếp đó, làm các động tác
               giống như lấy phân từ trực tràng.

                     Lưu ý: nếu thời gian chờ đợi hoặc vận chuyển bệnh phẩm qua 2 giờ thì phải cho

               tăm bông (hoặc xông) vào môi trường vận chuyển (môi trường thường dùng là Cary-Blair).

               3. Quy trình kỹ thuật

               3.1. Xét nghiệm trực tiếp
                     Một tiêu bản nhuộm đơn, một tiêu bản nhuộm Gram và một tiêu bản soi tươi.

                     Tiêu bản nhuộm đơn dùng để xem có bạch cầu trong phân hay không?

                     Tiêu bản nhuộm Gram để tìm các vi khuẩn nghi ngờ.

               3.2. Nuôi cấy tìm vi khuẩn

                     Cấy vào các môi trường phù hợp tùy theo chỉ điểm của các dấu hiệu lâm sàng.
               Hai  quy  trình  cấy  phân  thường  được  dùng  nhiều  nhất  là  cấy  phân  tìm  trực  khuẩn

               đường ruột và cấy phân tìm vi khuẩn tả.

                     Cấy phân tìm trực khuẩn đường ruột: cấy vào hai môi trường (một môi trường có

               chất ức chế - ví dụ, môi trường DCA; một môi trường không có chất ức chế - ví dụ
                                                                             o
               môi trường EMB). Để các môi trường đã cấy vào tủ ấm 37 C/24 giờ. Nếu có vi khuẩn
               mọc thì chọn khuẩn lạc nghi ngờ, tìm tính chất sinh vật hóa học trên môi trường KIA

               (Kligler's  Iron  Agar)  và  MIU  (Mobitility  -  Indole  -  Urease  =  Di  động  -  Indole  và

               Urease). Tìm tính chất kháng nguyên (ngưng kết trên phiến kính) rồi kết luận tên vi






                                                             129
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134