Page 131 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 131
Bạch cầu (+) biểu hiện một nhiễm trùng đường ruột theo cơ chế xâm nhập
(Salmonella, Shigella, EIEC…). Bạch cầu (-), biểu hiện một nhiễm trùng đường ruột
theo cơ chế không xâm nhập thường là do độc tố ruột (tả, ETEC…). Tuy vậy, tùy theo
thời gian giữ bệnh phẩm, bạch cầu có thể bị thoái hóa nên soi trực tiếp không phát
hiện được nữa, người ta phải dùng thử nghiệm tìm lactoferrin. Lactoferrin (+) là biểu
hiện có bạch cầu và ngược lại, nếu lactoferrin (-) thì không có bạch cầu. Soi tươi có
giá trị chỉ điểm một số căn nguyên, ví dụ vi khuẩn tả di động mạnh, nhiều con chạy
thẳng giống như sao đổi ngôi.
4.2. Nuôi cấy
Kết quả nuôi cấy (+) có giá trị khẳng định căn nguyên gây bệnh: tuy vậy kết quả
(-) thì lại không có giá trị loại trừ vì tùy thuộc vào lấy bệnh phẩm có đúng hay không,
chọn qui trình nuôi cấy đã phù hợp hay chưa, kỹ thuật nuôi cấy có đảm bảo hay
không.
Một số vi khuẩn gây bệnh thực thụ thì hiện diện của chúng trong phân nghĩa là
chúng là căn nguyên gây ỉa chảy; một số vi khuẩn khác, ví dụ như E. coli, là thành
viên của vi khuẩn chí ruột bình thường, thì không khẳng định được chúng là căn
nguyên, mà phải làm thêm các thử nghiệm mới khẳng định được. Một số người lành
có thể mang vi khuẩn gây bệnh, tỷ lệ này thường cao trong vùng đang có dịch.
4.3. Kháng sinh đồ
Xem bài "Kháng sinh đồ"
5. Hoạt động của sinh viên
1. Chuẩn bị trƣớc
Đọc lý thuyết chương "Vi khuẩn họ đường ruột", "Vi khuẩn tả" trong sách giáo
khoa, đọc bài thực hành này.
2. Tại phòng thực tập
Đọc kết quả một số bộ xét nghiệm phân.
Làm ngưng kết trên phiến kính với kháng huyết thanh mẫu.
- Phân tích các tình huống.
Bài tập tình huống
1. Một thương gia 50 tuổi bị ỉa chảy nặng sau 24 h kể từ lúc rời Orient. Phân ít
và toàn nước, có các hạt lổn nhổn. Cấy phân thấy có vi khuẩn mọc thành váng trên bề
131