Page 51 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 51
Người ăn phải trứng giun tóc có ấu trùng, trứng qua miệng, thực quản tới
dạ dày. Nhờ sức co bóp cơ học và tác dụng dịch vị của dạ dày làm cho ấu trùng
thoát khỏi vỏ trứng. Ấu trùng giun tóc không chu du qua một số cơ quan nội
tạng mà di chuyển thẳng tới manh tràng, dừng lại tại đó để phát triển thành giun
tóc trưởng thành.
Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc, kể từ khi ăn phải trứng giun tóc
có ấu trùng tới khi phát triển thành giun tóc trưởng thành mất khoảng 30 ngày.
Tuổi thọ của giun tóc kéo dài trung bình khoảng 5-6 năm.
3.3. Đặc điểm dịch tễ học
3.3.1. Nguồn bệnh
Người là vật chủ duy nhất của giun tóc nên là nguồn bệnh duy nhất.
3.3.2. Mầm bệnh
Mầm bệnh là trứng giun tóc đã phát triển, có ấu trùng bên trong. Trong một
ngày, một giun tóc cái có thể đẻ tới 2.000 trứng. Do có vỏ dày, trứng giun tóc có
sức đề kháng cao, trứng đã có ấu trùng vẫn có thể tồn tại tới 5 năm ở ngoại cảnh.
o
Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25-30 C.
o
Nhiệt độ trên 50 C sẽ làm hỏng trứng.
Ở các nước ôn đới, trứng giun tóc có khả năng sống qua mùa đông, thời
gian phát triển tốt nhất là cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Ở các nước nhiệt đới,
trứng giun tóc có điều kiện thuận lợi phát triển quanh năm. Với điều kiện mặt
trời chiếu sáng như nhau, trong khi trứng giun đũa bị chết 100% thì trứng giun
tóc chỉ bị chết khoảng 45%.
3.3.3. Đường lây
Mầm bệnh của giun tóc xâm nhập một cách thụ động vào cơ thể người qua
đường tiêu hoá.
3.3.4. Khối cảm thụ
- Tuổi: Cũng như bệnh giun đũa, bệnh giun tóc có ở mọi lứa tuổi, nhưng
việc nhiễm giun tóc theo lứa tuổi khác với giun đũa ở một số điểm sau:
48