Page 62 - Hóa phân tích
P. 62
4.2 Chuẩn độ thừa trừ (chuẩn độ ngược)
Chuẩn độ thừa trừ là cho một thể tích chính xác và quá dư dung dịch chuẩn độ
tác dụng với một thể tích chính xác dung dịch cần định lượng. Sau đó chuẩn độ
thuốc thử dư bằng một dung dịch chuẩn độ khác.
Ví dụ: Để định lượng natri clorid, trước hết ta cho một lượng chính xác bạc
nitrat (AgNO 3) dư để tủa hoàn toàn bạc clorid (AgCl).
AgNO 3 + NaCl AgCl + NaNO 3
Sau đó chuẩn độ lại AgNO 3 còn thừa bằng kali sulfocyanid (KSCN).
AgNO 3 dư + KSCN → AgSCN + KNO 3
Biết được lượng AgNO 3 thừa, tính được lượng AgNO 3 đã tác dụng với NaCl
tức là biết được lượng NaCl.
4.3 Chuẩn độ thế
Chuẩn độ thế là cho một thể tích chính xác dung dịch cần định lượng tác dụng
với một lượng dư thuốc thử nào đó, phản ứng sinh ra một lượng chất mới tương
đương hoá học với lượng chất cần xác định. Dùng dung dịch chuẩn độ để định
lượng chất mới sinh ra.
Ví dụ: Định lượng kali dicromat (K 2Cr 2O 7) bằng cách cho K 2Cr 2O 7 tác dụng với
kali iodid (KI) dư trong môi trường acid để giải phóng một lượng tương đương iod:
K 2Cr 2O 7 + 6KI + 7H 2SO 4 3I 2 + Cr 2(SO 4) 2 + 4K 2SO 4 + 7H 2O
Định lượng iod giải phòng bằng natri thiosulfat (Na 2S 2O 3).
I 2 + 2Na 2S 2O 3 2NaI + Na 2S 4O 6
Từ lượng natri thiosulfat đã dùng biết được lượng iod sinh ra, tính được lượng kali
dicromat.
5. Phương pháp tính trong phân tích thể tích
5.1 Quy tắc chung
57