Page 39 - Hóa phân tích
P. 39
BÀI 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được nguyên tắc chung và phân loại các phương pháp hoá học
phân tích định lượng.
2.Phân biệt được các khái niệm: độ đúng, độ chính xác, các loại sai số trong
hoá học phân tích định lượng và cách khắc phục.
3.Trình bày được qui tắc về chữ số có nghĩa và qui tắc làm tròn số.
4. Chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập
1. Nguyên tắc chung của phân tích định lượng
Các phương pháp hoá học phân tích định lượng đều dựa vào bản chất của
các phản ứng hóa học, vào các định luật hóa học như: Định luật thành phần
không đổi, định luật bảo toàn khối lượng... để xác định hàm lượng của nguyên tố
hoặc nhóm nguyên tố trong mẫu thử.
Các phản ứng hóa học thường có phương trình tổng quát:
A + B → C + D
A, B là các chất tham gia phản ứng.
C, D là các chất tạo thành sau phản ứng.
Nếu C hoặc D là chất kết tủa, có thể định lượng A thông qua định lượng C
hoặc D (lấy riêng tủa C hoặc D đem cân, căn cứ vào thành phần không đổi C
hoặc D để tính ra A).
Cũng có thể định lượng A thông qua định lượng B vì phản ứng giữa A và
B có tỷ lệ trao đổi thành phần phân tử nhất định, dùng chỉ thị màu để biết phản
ứng kết thúc với A dùng hết bao nhiêu B, từ lượng chất B suy ra lượng chất A.
Dựa vào nguyên tắc trên, người ta dùng các phương pháp khác nhau, tùy
theo phương tiện, mức độ chính xác và yêu cầu của từng phản ứng hóa học.
2. Các phương pháp phân tích định lượng
Các phương pháp phân tích định lượng được chia thành hai loại chính dựa
vào đặc trưng kỹ thuật thực nghiệm:
34