Page 26 - Tâm lý trị liệu
P. 26
Luôn gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh: Tạo ra cảm
giác khó chịu ở người khác bằng cách làm cho họ cảm thấy bị đe doạ, bị khổ
lây hoặc không thể hợp tác được.
Đánh giá một người bị rối nhiễu tâm lý ở mức tâm bệnh lý là không dễ
gàng. Bởi vì không phải tất cả những chỉ báo này về tính bất thường (dấu
hiệu của tâm bệnh lý) xuất hiện đồng thời, rõ ràng đối với những người quan
sát. Hơn nữa, nếu một chỉ báo trên đây xuất hiện rõ ràng cũng chưa đủ để kết
luận một cá nhân bị tâm bệnh. Các nhà tâm lý lâm sàng thường tin tưởng hơn
nếu ít nhất có hai dấu hiệu trên xuất hiện rõ ràng ở người bệnh khi chuẩn
đoán về tâm bệnh. Tuy nhiên để phán xét mức độ nặng nhẹ của một chứng
tâm bệnh nào đó, người ta nên xuất phát từ quan điểm chung về sức khoẻ
tâm thần. Sức khoẻ tâm thần của một người không nên hiểu đơn giản là tốt
hay xấu, mà tốt nhất nên đánh giá, hiện người đó đang ớ điểm nào trên một
thang đánh giá từ trạng thái tâm thần tốt nhất đến trạng thái tâm thần xấu
nhất. Để được gọi là khoẻ mạnh, một người không chỉ vô bệnh tật mà phải
luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu cả về thể chất, tâm lý và xã hội.
5. Những cơ chế duy trì tâm bệnh lý
Tại sao tâm bệnh lý lại phát sinh và bằng cách nào chúng được duy trì?
Mỗi loại tâm bệnh cụ thể có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng các
chuyên gia trong lĩng vực trị liệu tâm lý có thể khái quát hoá thành một số cơ
chế phát bệnh và duy trì trạng thái tâm bệnh như sau:
Các tình huống, các sự kiện trong cuộc sống thường tích tụ stress ở
mỗi cá nhân và có xu hướng thực thể hóa thành bệnh lý Những sự kiện kích
thích gây stress, một khi vượt quá khả năng ứng phó của thân chủ hoặc được
thân chủ nhận diện, khẳng dịnh như là ‘‘sự đe dọa” sẽ gây ra những tình cảm
tiêu cực: lo âu sợ hãi, buồn chán…Những cảm giác khó chịu này nếu kéo dài
sẽ làm đảo lộn các chức năng hoạt động bình thường của thân chủ, do đó
buộc thân chủ phải tăng cường sự chú ý đến thân thể, trở nên quá cảnh giác
và quá nhạy cảm với những vấn đề sinh lý của cơ thể mà lẽ ra lúc bình
thường họ luôn bỏ qua. Họ có nhu cầu kiểm tra hành vi luôn luôn và tìm kiếm