Page 53 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 53
Trình bày mục đích
Mục đích của chương trình thể hiện những thay đổi mà bạn muốn chương trình tạo ra
để đạt đuợc mục tiêu. Thông thường chương trình chỉ có một mục đích để giúp cho
việc quản lý dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số chương trình PHCNDVCĐ có thể có hai mục
đích trở lên bởi vì các chương trình đó có thể có nhiều phần/lĩnh vực khác nhau trong
ma trận PHCNDVCĐ, ví dụ như y tế và giáo dục. Trong trường hợp này phải có khung
logic riêng nhưng mục tiêu chung phải giống nhau (Xem giai đoạn 1: Phân tích vấn đề).
Xác định kết quả
Kết quả là những gì mà chương trình mong muốn đạt được. Đó là những mặt mang tính
tổng thể của chương trình. Thông thường mỗi khung logoc chỉ nên có từ ba đến sáu kết
quả (Xem giai đoạn 1: Phân tích vấn đề).
Quyết định các hoạt động
Hoạt động là những công việc hay các can thiệp cần thực hiện để đạt được mục đích và
các kết quả của chương trình. Để đơn giản, chỉ các hoạt động chính mới được đưa vào
sơ đồ cấu trúc. Các hoạt động chi tiết sẽ được xem xét sau trong chu trình quản lý, ví
dụ như khi xây dựng kế hoạch hoạt động (Giai đoạn 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động)
Thiết lập các chỉ số
Chỉ số là các chỉ tiêu thể hiện trong quá trình thực
hiện để đạt được mục đích và các kết quả của
chương trình và là yếu tố quan trọng đối với công
việc giám sát (xem Giai đoạn 3: Thực hiện và giám
sát) và đánh giá (xem Giai đoạn 4: Đánh giá). Các chỉ
số của chương trình có thể đánh giá được gồm:
• Chất lượng dịch vụ và tính kịp thời của việc cung cấp
dịch vụ
• Mức độ tiếp cận của hoạt động chương trình đến các
đối tượng mục tiêu
• Mức độ chấp nhận và sự áp dụng thực tế của chương trình
• Chi phí liên quan đến việc thực hiện chương trình
• Mức độ phù hợp giữa việc thực hiện thực tế và kế hoạch thực hiện của chương trình
• Tiến độ và sự phát triển của việc thực hiện chương trình cũng như các trở ngại trong
quá trình thực hiện
Nên nhớ rằng việc lập ra các chỉ số rõ ràng và cụ thể là rất quan trọng, các chỉ số nên:
• Cụ thể- khi các chỉ số được đưa ra chúng cần phải chỉ rõ mức độ thay đổi mà bạn hy
vọng đạt được, ví dụ như số lượng (bao nhiêu), dạng thay đổi mà bạn hy vọng đạt
được, ví dụ như chất lượng (sự đáp ứng nhu cầu, các ý kiến, khả năng đưa ra quyết
định, hoặc các thay đổi về hành vi), và quãng thời gian tạo ra sự thay đổi, ví dụ như
thời gian (khi nào và bao lâu);
• Có thể đo lường được– sẽ có thể đánh giá các chỉ số một cách thực tế?
• Có thể đạt được – sẽ có thể đạt được các chỉ số với chi phí hợp lý?
quản LÝ PHcndVcđ 47