Page 25 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 25

Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển




                         Các sáng kiến  phát triển thường là từ trên xuống, được khởi xướng bởi các nhà hoạch
                         định chính sách xa rời cộng đồng, và được thiết kế không có sự tham gia của cộng đồng.
                         Ngày nay người ta công nhận rằng một trong những yếu tố thiết yếu của sự phát triển
                         chính là sự tham gia của cộng đồng như các cá nhân, nhóm, tổ chức, hoặc đại diện,
                         trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển bao gồm lập kế hoạch, triển khai và
                         giám sát(19). Một cách tiếp cận dựa vào cộng đồng sẽ giúp đảm bảo rằng sự phát triển
                         sẽ tác động được đến người nghèo và bị thiệt thòi, và các sáng kiến sẽ thực tế, bền
                         vững hơn. Nhiều cơ quan, tổ chức thúc đẩy
                         phương pháp tiếp cận cộng đồng để phát
                         triển. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới thức đẩy
                         chương trình Phát triển hướng về cộng
                         đồng (CDD) (20) và Tổ chức Y tế Thế giới

                         khuyến khích những sáng kiến  dựa vào
                         cộng đồng (CBI) (21).



                         Quyền con người


                         Quyền con người là gì?


                         Quyền con người là các tiêu chuẩn quốc tế  áp dụng cho tất cả mọi người (22); tất cả
                         mọi người có quyền bình đẳng hưởng các quyền con người của họ - ví dụ quyền được
                         giáo dục và quyền có đủ thức ăn, nhà ở và an sinh xã hội - bất kể quốc tịch, nơi cư trú,
                         giới tính, nguồn gốc quốc gia hay chủng tộc, màu da, tôn giáo, hoặc những đặc điểm
                         cá nhân khác (23). Những quyền này được khẳng định trong Tuyên bố về Nhân quyền,
                         thông qua bởi tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948 (24), cũng
                         như trong các điều luật quốc tế về nhân quyền khác mà tập trung vào các nhóm, khu
                         vực dân số cụ thể, chẳng hạn như người khuyết tật (22).


                         Công ước về Quyền của Người khuyết tật


                         Ngày 13 tháng 12 năm 2006, Đại hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Công
                         ước về Quyền của Người khuyết tật (1). Công ước này là kết quả của nhiều năm hành
                         động vì người khuyết tật, xây dựng dựa trên Quy định tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về
                         các Cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật (1993) (25) và Chương trình Thế giới Hành
                         động liên quan đến người khuyết tật (1982) (26), những khuôn khổ về nhân quyền đã
                         có sẵn. Công ước này được xây dựng bởi một ủy ban với đại diện từ các chính phủ, viện
                         nghiên cứu nhân quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức vì người khuyết
                         tật. Mục đích của nó là “để thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo sự hưởng thụ đầy đủ và bình đẳng
                         tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản của tất cả người khuyết tật, và để thúc
                         đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ“ (1 Điều 1).













                                                                                                 giới tHiệu  19
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30