Page 20 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 20

HỘP 1       Iran


             Trao quyền thông qua tăng cường hợp tác


             Chính quyền của Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thí điểm chương trình PHCNDVCĐ tại hai địa
             phương vào năm 1992. Chương trình đã thành công và được nhân rộng thêm 6 vùng tại sáu
             tỉnh khác nhau năm 1994. Đến năm 2006, chương trình quốc gia đã phát triển đến toàn bộ
             30 tỉnh. Tổ chức Bảo trợ xã hội chịu trách nhiệm quản lý chương trình PHCNDVCĐ trên cả
             nước và hơn 6.000 người bao gồm nhân viên cộng đồng, cán bộ chương trình PHCNDVCĐ
             có trình độ trung cấp, kỹ thuật viên, chuyên gia PHCNDVCĐ và các nhà quản lý PHCNDVCĐ
             đã tham gia vào việc triển khai các hoạt động của chương trình.

             Sứ mệnh của chương trình PHCNDVCĐ quốc gia là “trao quyền cho người khuyết tật, gia
             đình người khuyết tật và cộng đồng không phân biệt sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo,
             giới tính, tuổi tác, đặc tính và nguyên nhân của khuyết tật thông qua nâng cao nhận thức,
             đẩy mạnh hòa nhập, xóa đói giảm nghèo, loại trừ các tệ nạn, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và
             tiếp cận dễ dàng các cơ hội y tế, xã hội và sinh kế”.

             Chương trình được phân cấp xuống cộng đồng với hầu hết các hoạt động PHCNDVCĐ được
             triển khai từ các “trung tâm PHCNDVCĐ huyện”. Những trung tâm đó phối hợp chặt chẽ với
             các bộ phận chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm “nhà y tế làng” tại những vùng hẻo lành và
             “trạm y tế” tại các vùng ngoại ô. Nhân viên y tế tại các điểm này được tập huấn 1-2 tuần và họ
             được định hướng về chiến lược, chương trình PHCNDVCĐ quốc gia và khả năng nhận biết
             người khuyết tật cũng như việc kết nối người khuyêt tật đến những trung tâm PHCNDVCĐ
             gần nhất.

             Những hoạt động then chốt của chương trình PHCNDVCĐ bao gồm:
             •  Sử dụng tài liệu của WHO về PHCNDVCĐ như một cẩm nang để đào tạo những thành viên
               của gia đình và cộng đồng về khuyết tật và PHCNDVCĐ;
             •  Cung cấp sự hỗ trợ về giáo dục và tạo điều kiện cho giáo dục hòa nhập thông qua nâng
               cao năng lực cho giáo viên và học sinh, và tăng cường tiếp cận về y tế;
             •  Giới thiệu người khuyết tật đến những dịch vụ đặc biệt, ví dụ các dịch vụ phẫu thuật và
               phục hồi chức năng, nơi có sẵn các nhà vật lý trị liệu, các nhà ngữ âm trị liệu và các nhà
               hoạt động trị liệu;
             •  Cung cấp các dụng cụ trợ giúp, ví dụ: gậy chống, nạng, xe lăn, dụng cụ trợ thính, kính;
             •  Tạo các cơ hội việc làm bằng cách cung cấp các khóa đào tạo, huấn luyện nghề nghiệp và
               hỗ trợ tài chính cho những hoạt động tạo thu nhập phổ biến;
             •  Cung cấp sự hỗ trợ về các hoạt động xã hội bao gồm các môn thể thao và giải trí;
             •  Cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho cuộc sống, giáo dục và sửa chữa nhà ở.

             Hơn 229.000 người khuyết tật đã được trợ giúp từ chương trình PHCNDVCĐ quốc gia
             từ năm 1992. Hiên nay, chương trình đã bao phủ đến 51%  những vùng hẻo lánh; với mục
             tiêu đến năm 2011 tất cả các làng quê hẻo lánh sẽ hưởng lợi từ chương trình. Các Hội đồng
             PHCNDVCĐ được thành lập để tăng cường sự hợp tác giữa những vùng phát triển và để
             đảm bảo rằng PHCNDVCĐ ở Iran tiếp tục được phát triển.















             14      Hướng dẫn PHcndVcđ  >  1: tậP sácH giới tHiệu
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25