Page 27 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 27

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ)


                         Những năm đầu


                         Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978 (29) là tuyên bố quốc tế đầu tiên ủng hộ việc chăm sóc
                         sức khỏe ban đầu như là chiến lược chính để đạt được mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới
                         (WHO) về “sức khỏe cho mọi người” (30). Chăm sóc y tế ban đầu nhằm mục đích đảm
                         bảo rằng tất cả mọi người, dù giàu hay nghèo, có thể tiếp cận các dịch vụ và các điều
                         kiện cần thiết để có được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho họ.

                         Tiếp theo tuyên bố Alma-Ata, WHO giới thiệu chương trình PHCNDVCĐ. Ban đầu
                         PHCNDVCĐ là chỉ là một phương pháp cung cấp dịch vụ với việc tối ưu hóa sử dụng
                         các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu và tài nguyên tại cộng đồng, và nhằm mục
                         đích mang việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và các dịch vụ phục hồi chức năng đến gần
                         người khuyết tật hơn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp. Bộ Y tế tại nhiều quốc gia
                         (ví dụ như Cộng hòa Hồi giáo Iran, Mông Cổ, Nam Phi, Việt Nam) bắt đầu các chương
                         trình PHCNDVCĐ bằng cách sử dụng chính nhân viên của các chương trình chăm sóc sức
                         khỏe ban đầu. Những chương trình đầu tiên chủ yếu tập trung vào vật lý trị liệu, các thiết
                         bị trợ giúp và can thiệp y khoa hoặc phẫu thuật. Một số cũng giới thiệu các hoạt động
                         giáo dục và cơ hội sinh kế thông qua đào tạo kỹ năng hoặc chương trình tạo thu nhập.

                         Năm 1989, WHO công bố Cẩm nang “Huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng” (31)
                         để cung cấp các hướng dẫn và hỗ trợ cho chương trình PHCNDVCĐ chương trình và các
                         bên liên quan, bao gồm cả những người khuyết tật, các thành viên trong gia đình, giáo
                         viên, giám sát địa phương và thành viên ban chỉ đạo phục hồi chức năng cộng đồng. Tài
                         liệu này đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và vẫn tiếp tục là một tài liệu quan trọng được
                         sử dụng ở nhiều nước có thu nhập thấp. Ngoài ra, cuốn Trẻ em khuyết tật trong thôn/
                         làng: một cẩm nang cho nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên phục hồi chức năng và
                         gia đình cũng đã đóng góp đáng kể trong sự phát triển các chương trình PHCNDVCĐ,
                         đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp (32).


                         Trong những năm 1990, cùng với sự gia tăng về số lượng các chương trình PHCNDVCĐ,
                         đã có những sự thay đổi trong định nghĩa PHCNDVCĐ. Các cơ quan khác của Liên Hợp
                         Quốc, như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
                         (UNESCO), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), và Quỹ Trẻ em Liên hiệp
                         quốc (UNICEF) bắt đầu tham gia, công nhận sự cần thiết của một phương pháp tiếp
                         cận đa ngành. Năm 1994, một tài liệu chung về PHCNDVCĐ đã được xuất bản bởi ILO,
                         UNESCO và WHO.


                         Nhìn lại PHCNDVCĐ sau hai mươi lăm năm


                         Tháng 5/2003 WHO hợp tác với các cơ quan của LHQ, các chính phủ và các tổ chức phi
                         chính phủ quốc tế khác bao gồm cả các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức của người
                         khuyết tật, tổ chức Hội nghị tư vấn quốc tế ở Helsinki, Phần Lan, xem xét chương trình
                         PHCNDVCĐ (33). Báo cáo sau đó nhấn mạnh sự cần thiết đối với các chương trình
                         PHCNDVCĐ là cần tập trung vào:
                         •  Xóa đói giảm nghèo, vì nghèo đói là một yếu tố quyết định và kết quả của tình trạng

                           khuyết tật;




                                                                                                 giới tHiệu  21
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32