Page 26 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 26
HỘP 5
Một kỷ nguyên mới về quyền cho người khuyết tật
“Công ước về Quyền của Người khuyết tật của Liên Hợp Quốc đại diện cho buổi bình minh
của một kỷ nguyên mới cho khoảng 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới”.
Kofi Annan, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Công ước bao gồm một số lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như khả năng tiếp cận, sự di
chuyển cá nhân, giáo dục, y tế, phục hồi chức năng và việc làm, và vạch ra các biện pháp
để các quốc gia thành viên phải cam kết nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật
được thực hiện. Công ước không tạo ra bất kỳ quyền mới cho người khuyết tật - họ có
những quyền con người giống như bất kỳ những người khác trong cộng đồng - nhưng
thay vào đó là làm cho những quyền đó tồn tại và người khuyết tật có thể tiếp cận được.
Phương pháp tiếp cận dựa vào nhân quyền để phát triển
Nhân quyền và phát triển được liên kết một cách chặt chẽ - Nhân quyền là một phần cơ
bản của sự phát triển, và phát triển là một cách để thực hiện các quyền con người (27).
Kết quả là, nhiều cơ quan và tổ chức thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên nhân quyền
trong các chương trình phát triển của họ. Trong khi không có công thức phổ quát cho
cách tiếp cận phát triển dựa trên nhân quyền, Liên Hiệp Quốc đã xác định một số đặc
điểm quan trọng (28) của lối tiếp cận này như sau:
• Đáp ứng được các quyền con người - mục tiêu chính của các chương trình và chính
sách phát triển và chính sách nên để đáp ứng quyền con người;
• Tuân thủ một số nguyên tắc và tiêu chuẩn - các nguyên tắc và tiêu chuẩn của chính
sách nhân quyền quốc tế nên được áp dụng để hướng dẫn tất cả các chương trình
hợp tác phát triển trong tất cả các lĩnh vực (ví dụ như y tế và giáo dục) và trong tất cả
các giai đoạn của quá trình (ví dụ như phân tích tình hình, lập kế hoạch và thiết kế,
thực hiện và giám sát, đánh giá) (xem Hộp 6 - các nguyên tắc chung trong Công ước
về Quyền của Người khuyết tật);
• Quan tâm người nắm quyền và người thực hiện nghĩa vụ - Người nắm quyền là
những người có quyền, ví dụ: trẻ em là những người nắm giữ quyền được giáo dục,
người thực hiện nghĩa vụ là những người hoặc tổ chức có trách nhiệm đảm bảo rằng
những người nắm quyền có thể hưởng các quyền của họ, ví dụ: Bộ giáo dục là một
người thực hiện nhiệm vụ là phải đảm bảo trẻ em có thể tiếp cận giáo dục, và cha mẹ
là người thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ con cái đến trường.
20 Hướng dẫn PHcndVcđ > 1: tậP sácH giới tHiệu