Page 30 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 30
Hướng về tương lai
Các hướng dẫn PHCNDVCĐ cung cấp một cách thức triển khai và chứng minh rằng
PHCNDVCĐ là một chiến lược phù hợp để thực thi Công ước về Quyền của NKT (1) và
để hỗ trợ phát triển hòa nhập dựa vào cộng đồng.
PHCNDVCĐ là một chiến lược đa ngành, với hướng tiếp cận từ dưới lên, để có thể đảm
bảo rằng Công ước tạo ra sự khác biệt ở cấp cộng đồng. Trong khi Công ước chỉ ra những
ý thức hệ và chính sách thì PHCNDVCĐ là một chiến lược để thực hiện. Các hoạt động
PHCNDVCĐ được thiết kế nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của NKT, giảm nghèo
và thúc đẩy việc tiếp cận y tế, giáo dục, sinh kế và các cơ hội về mặt xã hội. Tất cả những
hoạt động này cũng giúp đạt được các mục đích của Công ước.
Các chương trình PHCNDVCĐ tạo ra mối liên kết giữa NKT và các ý tưởng phát triển. Các
hướng dẫn PHCNDVCĐ đặt ra mục tiêu cho các lĩnh vực phát triển để mang lại sự hòa
nhập, để NKT và gia đình họ được trao quyền, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội
hòa nhập hoặc “xã hội cho tất cả mọi người”. Vì sự tham gia của cộng đồng là một yếu
tố quan trọng của phát triển nên các hướng dẫn nhấn mạnh đến điều kiện cần thiết để
các chương trình PHCNDVCĐ hướng đến sự tham gia của cộng đồng.
HỘP 7
PHCNDVCĐ tạo ra sự khác biệt
PHCNDVCĐ có thể giúp đảm bảo lợi ích của Công ước đến được với Người khuyết tật ở
cộng đồng nhờ vào việc:
• làm cho mọi người cảm thấy quen thuộc với Công ước – thúc đẩy việc thực hiện
công ước và giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của nó.
• phối hợp giữa các bên liên quan – phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức của NKT và chính quyền địa phương để thực hiện Công ước;
• truyền thông – tạo ra các hoạt động truyền thông nhằm phát triển hoặc tăng cường
luật chống phân biệt đối xử và các chính sách hòa nhập cấp quốc gia và địa phương
liên quan đến các ngành như y tế, giáo dục và việc làm;
• phối hợp giữa cấp quốc gia và địa phương – thúc đẩy và hỗ trợ đối thoại giữa các
cấp chính quyền địa phương và quốc gia; mở rộng các nhóm hội hoặc các tổ chức
khuyết tật của địa phương địa phương để họ có thể đóng vai trò đáng kể ở cấp độ
quốc gia và địa phương.
• giúp xây dựng và giám sát các kế hoạch hành động của địa phương – đóng góp
vào sự phát triển của các kế hoạch hành động của địa phương, gồm có những kế
hoạch cụ thể và các nguồn lực cần thiết để lồng ghép các vấn đề khuyết tật vào các
chính sách công của địa phương và sự phối hợp đa ngành;
• các hoạt động chương trình – triển khai các hoạt động đóng góp vào việc tiếp cận
y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội cho những NKT nghèo và sống ở các vùng nông
thôn.
24 Hướng dẫn PHcndVcđ > 1: tậP sácH giới tHiệu