Page 24 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 24

Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ



             Tháng 9/2000, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã thông qua 8 Mục tiêu Phát
             triển Thiên niên kỷ (MDGs), từ việc xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói đến
             việc giáo dục bậc tiểu học trên phạm vi toàn cầu. Tất cả những mục tiêu này đều cần
             phải đạt được vào năm 2015 (13). Những mục tiêu phát triển mang tầm cỡ quốc tế đã
             được thông qua đó đại diện cho một loạt các tiêu chuẩn  cho sự phát triển vào lúc khởi
             điểm của thế kỷ mới. Trong khi MDGs không đề cập đến khuyết tật một cách rõ ràng,
             từng mục tiêu đã có những liên kết cơ bản với vấn đề khuyết tật và sẽ không thể đạt
             được mục tiêu mà không đề cập đến vấn đề khuyết tật trong các chương trình hành
             động (14). Vì vậy, trong tháng 11/2009, phiên họp lần thứ 64 của Hội đồng Bảo an Liên
             hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết về Thực hiện những mục tiêu phát triển thiên niên
             kỷ cho người khuyết tật (A/RES/64/131) (15).



              HỘP 4



             Sự hoà nhập của người khuyết tật, Ngân hàng Thế giới


             “Trừ khi người khuyết tật được tính đến trong tiến trình phát triển, chúng ta sẽ không thể
             cắt giảm một nửa đói nghèo đến năm 2015 hoặc trao cơ hội học tiểu học cho – mọi cô bé,
             cậu bé vào thời điểm đó - [là một trong những] mục tiêu đã được hơn 180 nhà lãnh đạo thế
             giới thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 /2000 “.

             - James Wolfensohn, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Washington Post, ngày 3/12/2002








             Phát triển hoà nhập khuyết tật


             Phát triển hoà nhập là khái niệm mà trong đó sự phát triển sẽ bao gồm và liên quan đến
             tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếm thế và phân biệt đối xử (16). Người khuyết
             tật và các thành viên gia đình họ, đặc biệt những người sống ở những vùng hẻo lánh,
             hoặc vùng sâu, vùng xa hoặc khu nhà xập xệ ở đô thị, thường không được hưởng lợi

             từ những sáng kiến từ các chương trình  phát triển. Chính vì vậy, sự phát triển hoà nhập
             khuyết tật là điều cần thiết để đảm bảo rằng họ có thể tham gia một cách có ý nghĩa
             trong quá trình phát triển và các chính sách (17).

             Lồng ghép (hoặc bao gồm) các quyền của người khuyết tật trong chương trình phát
             triển là cách thức để đạt được bình đẳng cho người khuyết tật (18). Để người khuyết tật
             có khả năng đóng góp trong việc tạo cơ hội, chia sẻ những lợi ích từ sự phát triển, và
             tham gia vào quá trình ra quyết định, cần áp dụng phương pháp tiếp cận song song hai
             chiều. Cách tiếp cận này nhằm đảm bảo rằng (i) các vấn đề khuyết tật cần được tích cực
             xem xét lồng ghép trong chương trình phát triển chung, và (ii) bên cạnh đó cũng cần có
             các hoạt động được thiết kế dành riêng hoặc hướng đến người khuyết tật khi cần thiết
             (12). Các hoạt động đề xuất cho chương trình PHCNDVCĐ được liệt kê trong các hướng
             dẫn của V tài liệu đều dựa trên cách tiếp cận này.





             18      Hướng dẫn PHcndVcđ  >  1: tậP sácH giới tHiệu
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29