Page 19 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 19
Giới thiệu
Khuyết tật
Quá trình thay đổi của khái niệm
Để có thể hiểu khuyết tật hiện nay đang được nhìn nhận ra sao thì chúng ta cần xem
xét các quan niệm về khuyết tật đã được nêu ra và thay đổi theo thời gian. Trong lịch sử,
khuyết tật được hiểu theo những khái niệm thần thoại hay tôn giáo, ví dụ: người khuyết
tật được coi như bị ma quỷ hoặc các thế lực siêu nhiên ám ảnh; khuyết tật cũng được
xem như sự trừng trị cho những tội lỗi mà người đó đã gây ra. Những quan niệm này
hiện vẫn còn tồn tại trong những xã hội truyền thống.
Vào thế kỷ 19 và 20, sự phát triển của khoa học và y học đã đem lại hiểu biết rằng, khuyết
tật xuất phát từ nguyên nhân sinh học và y học, với những khiếm khuyết của các chức
năng và cấu trúc cơ thể kết hợp với những điều kiện sức khỏe khác nhau. Mô hình khái
niệm mang tính y học này nhìn nhận khuyết tật là vấn đề của một cá nhân và vì vậy việc
giải quyết khuyết tật về cơ bản là tập trung vào việc chữa trị và chăm sóc y tế bởi các
chuyên gia.
Sau đó, vào những năm 1960, 1970, hàng loạt cách tiếp cận mang tính xã hội đã phát
triển, thách thức khái niệm khuyết tật mang tính cá nhân và y học trước đây, ví dụ: mô
hình xã hội của người khuyết tật. Những cách tiếp cận đó đã kéo sự chú ý về khuyết
tật vượt ra khỏi phạm trù y học mà thay vào đó, tập trung vào những rào cản xã hội và
phân biệt đối xử mà người khuyết tật phải đối mặt. Khuyết tật được định nghĩa lại như
một vấn đề mang tính xã hội hơn là vấn đề cá nhân và các giải pháp bắt đầu tập trung
vào việc xóa bỏ những rào cản và thay đổi xã hội chứ không chỉ can thiệp về mặt y tế.
Sự thay đổi trong hiểu biết về khuyết tật là làn sóng cho những phong trào của người
khuyết tật, được bắt đầu vào những năm 1960 tại Bắc Mỹ và Châu Âu, sau đó lan rộng
ra toàn thế giới. Khẩu hiệu nổi tiếng “Không có việc gì về chúng tôi mà không có chúng
tôi” là biểu tượng từ tác động của trào
lưu này. Các tổ chức của người khuyết
tật tập trung vào việc đạt được những
cơ hội tham gia đầy đủ và bình đẳng
cho, vì, bởi và với người khuyết tật.
Họ đóng vai trò then chốt trong việc
biên soạn Công ước về Quyền của
Người khuyết tật (1), đẩy mạnh
sự thay đổi để hướng tới mô hình
nhận thức khuyết tật dựa trên
nhân quyền.
giới tHiệu 13