Page 17 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 17
• Quyển 7 – Tài liệu bổ sung: bàn về 4 vấn đề cụ thể đã từng bị bỏ qua trong các chương
trình PHCNDVCĐ trước đây, gồm: sức khỏe tâm thần, HIV/AIDS, bệnh phong và những
thảm họa.
Quá trình phát triển của tài liệu hướng dẫn
Vào tháng 11/2004, ILO, UNESCO và WHO mời 65 chuyên gia về khuyết tật, phát triển
và PHCNDVCĐ để khởi xướng việc phát triển tài liệu hướng dẫn này. Nhóm bao gồm
những người đi tiên phong và thực hành trong chương trình PHCNDVCĐ, các cá nhân
có kinh nghiệm về khuyết tật và đại diện từ các tổ chức của Liên hiệp quốc, các nước
thành viên, các tổ chức Phi chính phủ quốc tế, các tổ chức của người khuyết tật, các tổ
chức nghề nghiệp và một số các tổ chức khác. Hội nghị đã xây dựng được bản dự thảo
Ma trận PHCNDVCĐ, mục đích và cấu trúc của tài liệu hướng dẫn.
Sau đó, việc tiếp tục phát triển tài liệu được thực hiện bởi Ủy ban tư vấn và một Nhóm
nòng cốt. Nhằm đảm bảo các hướng dẫn phản ánh được những thực hành tốt đúc kết
từ kiến thức của quá trình 30 năm thực hiện hàng trăm chương trình PHCNDVCĐ trên
toàn cầu, nhóm nòng cốt đã lựa chọn một quá trình soạn thảo mang tính tổng hợp, bao
trùm một phạm vi rộng lớn và có sự tham gia của đại diện từ những quốc gia có thu
nhập thấp, phụ nữ và người khuyết tật. Cứ mỗi phần có ít nhất 2 người biên soạn chính
phối hợp làm việc với những người khác từ các nơi trên thế giới để đưa ra được bản thảo.
Tổng cộng có hơn 150 người đóng góp cho các nội dung của tài liệu hướng dẫn này.
Các nội dung của tài liệu hướng dẫn được đúc kết từ rất nhiều các thông tin đã được xuất
bản cũng như chưa xuất bản, gồm các mô tả về thực hành tốt trong phát triển của quốc
tế và cộng đồng, các nội dung có thể trực tiếp áp dụng tại các nước có thu nhập thấp và
các nhân viên tham gia chương trình PHCNDVCĐ ở những nước này dễ dàng tiếp cận
được. Các nghiên cứu trường hợp của các bên liên quan trong chương trình PHCNDVCĐ
cũng được dẫn chứng để minh họa những điều đã được nêu; và điều quan trọng là
những bằng chứng về PHCNDVCĐ được thể hiện qua những câu chuyện tường thuật
rất thiết thực của chính những người có kinh nghiệm bản thân về vấn đề khuyết tật.
Bản dự thảo đã trải qua quá trình thử nghiệm tại 29 quốc gia có đại diện của tổ chức
WHO. Nói chung, hơn 300 người làm chương trình PHCNDVCĐ đã góp ý vào bản dự thảo.
Căn cứ vào đó, nhóm nòng cốt đã điều chỉnh bản dự thảo và gửi đến Nhóm tư vấn bao
gồm các chuyên gia về PHCNDVCĐ, người khuyết tật, các cơ quan của Liên Hiệp quốc,
và các học giả. Sau đó bản thảo lại tiếp tục được chỉnh sửa bởi Nhóm nòng cốt.
Cuối cùng, tài liệu hướng dẫn đã được phê chuẩn và xuất bản vào ngày 19 tháng 5 năm
2010 và dự kiến rằng các nội dung sẽ được áp dụng trong thực tiễn đến năm 2020. Sau
thời gian đó, việc chỉnh sửa, biên tập lại có cần làm không sẽ do Ban Phòng ngừa Bạo
lực và chấn thương và khuyết tật thuộc tổ chức WHO tại Geneva đề xuất.
Tài liệu tham khảo
1. Phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng: Bảo cáo của Ủy ban chuyên gia về phòng ngừa khuyết
tật và phục hồi chức năng. Geneva, Tổ chức Y tế thế giới, 1981 (http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_
TRS_668.pdf, accessed 10 August 2010).
tổng quan Về tài Liệu Hướng dẫn PHục Hồi cHức năng dựa Vào cộng đồng 11