Page 52 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 52

đi.  Mẫu đu tới  làm  giảm tam  giác chân  đế được tạo nên bời hai  nạng và chân và
             được thực hiện bằng cách nâng cơ thể bằng hai tay và trượt hai chân  ra trước tđi
             gần nhưng không bao giờ ngang mức hai nạng vì sẽ làm mất cân bàng trước-sau.
             Tiếp đến,  hai nạng di chuyển ra trưốc để làm tăng tam giác chân đẽ và tiến trình
             tiếp tục.
                •     Trong  mẫu  đu  qua,  khởi  đầu,  bệnh  nhân  nghiêng  người  ra  trước  trên  hai
             nạng,  nâng và  đu  hai chân qua để chạm gót phía trước nạng.  Do gôì và cổ chân ờ
             trong nẹp nên ưỡn cong lưng làm giúp giữ vững tư thế này.  Do trọng tâm rơi sau
             khớp hông nên tạo ra mômen duỗi làm duỗi hông. Tiến trình tiếp tục bằng cách đu
             hai nạng ra trước và một lần nữa sự ổn định được tái lập vì trọng tâm rơi vào tam
             giác chân đế. Trọng lực tác động lên thân sẽ làm  duỗi hông. Với mẫu  dáng đi này,
             bệnh  nhân  được  ổn  định  hai  lần:  một  lần vối hai  nạng phía  trưóc  và  một lần vối
             hai nạng phía sau. Đây là một mẫu dáng đi có hiệu quả vê' mặt cơ học để tạo ra tóc
             độ nhanh khi đi.  Nhưng do quỹ đạo chuyển động của  trọng tâm có biên độ lỏn và
             không uyển chuyển  nên  mẫu  dáng đi  này tiêu  hao  nhiều  năng  lượng.  Phụ  thuộc
             vào  tầm  mức  của  thương  tổn  tủy  sống,  sự  tiêu  tốn  năng  lượng  nhiều  khoảng ba
             hay bốn lần so vói sự di chuyển bình thường.



             Tự LƯỢNG GIÁ
             Câu hỏi thảo luận nhóm
             1. Một thành viên của tổ đi.  Các thành viên còn lại xem xét và phân tích:
                -   Các chuyển động đại thể cùa đầu, thân, vai, chậu...
                -  Đo khoảng cách của độ rộng bước chân, độ dài bước chân, độ dài sải chân...
                -  Xem xét khi đi vối một chân trần và một chân mang giày (hoặc dép) đê cao.
             2.  Chọn hai thành viên có cùng độ cao. Hai thành viên này sẽ cùng đi trong  khoảng
               cách 10 mét, một người đi nhanh, một ngưòi đi chậm. Hãy so sánh
                -  Độ dài sải chân và độ dài bước chân của hai người.
                -  Số bưỏc phải thực hiện trong khoảng cách 10 mét của hai người.
             Câu  hỏi  lựa  chọn  (Khoanh  trò n   vào  chữ  cái  đầu  câu  trả   lời  đúng  nhất
             trong các câu sau)
             1.  Thứ tự các thời điểm của  bàn chân  trong giai đoạn chống được tiến hành  theo
             trình tự:
                 A. Chạm gót -  lòng bàn chân bằng -  nhấc gót -  gập gối -  nhấc ngón.


                 B. Chạm gót —gập gôi — lòng bàn chân bằng — nhấc gót —nhấc ngón,


                 c.  Chạm gót —gập gôi — nhấc gót — lòng bàn chân bàng —nhấc ngón.
                 D. Chạm gót -  lòng bàn chân bằng -  gập gối -  nhấc gót -  nhấc ngón
             50
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57