Page 13 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 13

cầu có hạt.  Trẻ sơ sinh chỉ có tủy đỏ.  ớ  người lỏn,  tủy đỏ chỉ còn ỏ các đầu  xương
           dài, ỏ các đốt xương sống, ở các xương sườn, xương ức và các xương của nền sọ. Tủy
           vàng có nhiều tê’ bào mỡ và nằm trong ống tủy ở thân các xương dài.

           II.  LIÊN KẺT HỌC  (syndesm ology)
           1. C ác loại liên  k ế t
              Những liên kết giữa các xương vối nhau được phân chia ra làm ba nhóm chính:
           liên kết sợi, liên kết sụn và liên kết hoạt dịch.
           1.1. Liên  kết sơl  (fibrous junction)',  được phân làm hai loại là liên kết bàng dây
           chằng  tức  là  khớp  bán  động  sợi  (syndesmoses)  và  liên  kết  bằng  đường  khớp
           (sutures). Thuộc về liên kết sợi có những dây chằng giữa các xương, các màng gian
           cốt và các đường tiếp khớp.
           1.2. Liên  kết  sụn  (cartilagenous junction):  phân  chia  ra  làm  các  liên  kết  sụn
           chính thức hay  khóp  bán  động sụn  (synchondroses)  và các  liên  kết  sụn  dính  liền
           tức là các khớp bất động sụn (symphyses).
           1.3. Liên kết hoat dịch (synovial junction): hay còn gọi là khớp dộng (articulation).
           Mỗi khớp động là một liên kết giữa hai hay nhiều xương,  ơ  nơi chúng liên kết vỏi
           nhau có bao khớp (articular capsule) ôm quanh và ở giữa hai xương liên kết có một
           khe là ổ khớp (articular cavity) chứa một ít chất dịch là hoạt dịch  (synovial fluid).
           Trong tất  cả các  khỏp,  hoạt  dịch  có  tác  dụng  dính  trên  các  diện  khớp.  Hoạt  dịch
           không những không ngăn cản các diện khớp trượt lên nhau,  mà ngược lại còn làm
           cho dễ dàng hơn và làm giảm sự ma sát.
              Các  diện  của  xương  tham  gia  vào  khốp  có  lớp sụn  trong  (articular  cartilage)
           bao phủ.  Nhờ  tính  đàn  hồi  của  sụn  trong  mà  các  va  chạm  và  chấn  động  ở  trong
           khớp sẽ giảm nhẹ đi (khi đi, chạy, nhảy).  Ngoài ra, nhờ tính chất đàn hồi của sụn
           và khả năng biến dạng của nó mà nó làm tăng cưòng tính linh hoạt của khớp.  Bao
           khớp  có  hai  lớp:  bao  ngoài  là  bao  xơ  và  bao  trong  là  bao  hoạt  dịch  (synovial
           membrane).

           2. “Độ tự  do”, m ặ t p h a n g  v à trụ c  củ a đ ộ n g  tá c
              Mỗi vật thể rắn,  không bị ràng buộc có sáu “độ tự do”  (degree of freedom).  Nó
           có  khả  năng  thực  hiện  các  di  chuyển  bao  gồm  ba  di  chuyên  tịnh  tiên  (transfer)
           tương ứng vối  hướng của  ba trục  chính của  hệ thông  tọa  độ  và  ba  động tác  quay
           (rotation) quanh ba trục tọa độ đó.
              Nếu  vật  thể  bị  cố  định  ở  một  điểm  thì  nó  không  thể  thực  hiện  được  sự  di
           chuyên  tịnh  tiên  nữa  và  sự  chuyên  động của  nó  bị  giới  hạn  trong  động  tác  quay
           quanh ba trục,  tức là vật thể đó chỉ còn ba  độ tự  do thôi.  Trong trường hợp có hai

                                                                               11
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18