Page 15 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 15
2.2. M ặt phẳng trán (frontal plane) hay mặt phẳng đứng ngang (vertical plane)
và còn được gọi là mặt phang vành (coronal plane) chia cơ thê ra làm hai nửa:
trưóc (anterior) hay bụng (ventral portion) và sau (posterior) hay lưng (dorsal portion).
Tương ứng với mặt phảng này là trục trước sau (antero-posterior axis) và cử động
dang (abduction) và khép (adduction) quay quanh trục này.
2.3. M ặt phang nằm ngang (transversal hay horizontal plane) chia cơ thê ra làm
hai phần là trên (superior) hay đầu (cephalic portion) và dưói (inferior) hay đuôi
(caudal portion). Cử động xoay trong (medial rotation) và xoay ngoài (lateral rotation)
thực hiện quanh trục đứng dọc (longitudinal axis) là trục tương ứng vối mặt phang
này. Các động tác dang ngang và khép ngang là cử động dang và khép của chi trên
mà vị trí khởi đầu đã ở trong mặt phẳng nằm ngang rồi.
3. H ìn h th ể c ủ a k h ớ p độn g
Độ linh hoạt của các xương trong một khóp phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc
của nó và trước tiên là vào hình thái của các diện khớp. Theo hình thể của các diện
khốp, các khỏp có thể được phân loại như sau:
3.1. Khớp chỏm cầu (ball-and-socket joint) là loại khóp linh hoạt nhất. Khớp
này có vô sô’ trục quay đi qua tâm của chỏm xương. Trong số các trục này, người ta
chú ý đến ba trục thẳng góc nhau vối sáu động tác là gập—duỗi, dang-khép và xoay
trong-xoay ngoài. Ngoài ra, ỏ khớp chỏm cầu còn có động tác quay vòng
(circumduction). Khốp vai là ví dụ điển hình cho khốp chỏm cầu.
3.2. Khớp bầu dục (ellipsoid joint) hay khớp dạng elip có hai trục quay là trục
ngang và trục trưổc sau. Động tác của khớp là gập — duỗi và khép - dang. Ngoài ra
còn có cả động tác xoay vòng. Động tác xoay vào trong và xoay ra ngoài không thể
thực hiện được ở khớp bầu dục vì hình thể của loại khốp này không cho phép xoay.
Khớp quay - cổ tay là ví dụ cho dạng khớp này và nó có được cử động xoay thụ
động hẹp nếu sử dụng tính chất đàn hồi của sụn khớp. Cử động quay vòng của cổ
tay là do kết hợp với củ động sấp - ngửa của cẳng tay.
3.3. Khớp vén (saddle joint) cũng thuộc về loại khốp hai trục. Diện khỏp của các
xương tiếp liổp gần giống hình yên ngựa. Khóp này có thê có các động tác dang -
khép, gập - duỗi và cả quay vòng. Khốp cổ tay - đốt bàn tay ngón cái, là một ví dụ
của khớp yên
3.4. Khớp bản lề (hinge jo in t) và khớp tru (pivot jo in t) thuộc loại một trục.
Loại khép bản lề có một trục quay nằm ngang với hai cử động là gập - duỗi. Ví
dụ cùa loại khớp bản lề là khốp gối. Khóp trụ có diện khớp giống hình một đoạn
của hình trụ. Khóp này trục quay thẳng đứng và có the thực hiện động tác xoay
vào trong và ra ngoài (khớp quay —trụ) hay động tác xoay phải và xoay trái
(khớp đội - trục).
13