Page 99 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 99

nhưng vị trí collimator được xem là vị trí của hình chiếu của collimator lên mặt
               phẳng đồng tâm cách bia 100 cm.
               5.2.1. Các Collimator đối xứng
                     Đối với hầu hết các máy gia tốc cũ trước đây thì các collimator xác định
               chùm tia được thiết kế để chuyển động một cách đối xứng theo cặp, quanh trục
               xoay của đầu tia-X, một trong các trục xác định điểm đồng tâm của máy. Như đã
               đề cập đến trước đây, vùng bán dạ trong mặt phẳng đồng tâm có liên quan đến
               kích thước của điểm tiêu cự và vị trí tương đối của Collimator.
               5.2.2. Các Collimator độc lập
                     Để linh hoạt hơn, người ta sử dụng việc điều chỉnh các vị trí của từng cặp
               trong 4 khối của collimator một cách độc lập nhau. Mỗi một khối có thể dịch
               chuyển từ trục trung tâm đến vị trí mở xa nhất, cách trục trung tâm đến 20cm.
               Việc thiết kế các collimator hoạt động độc lập nhau thường không tương thích
               với những bộ phận làm chuẩn vùng bán dạ khi có những liên kết cơ học của bộ
               phận này. Việc áp dụng phổ biến nhất của các collimator độc lập để tạo ra các
               trường chiếu một nửa (diện tích) hay 3/4 khi có một hay 2 mép của chùm tia
               trùng với trục của chùm tia. Khi không có sự phân kỳ của chùm tia dọc theo trục
               đó, ta có khả năng làm trung khít các chùm tia từ các hướng khác nhau mà không
               cần phải quan tâm đến sự che khuất của chúng.
               5.2.3. Loại Collimator đa lá (MLC)
               Việc tạo ra các chùm tia bức xạ có hình dạng tùy ý (không phải là vuông góc) là
               cần thiết trong thực tế điều trị, để sao cho thể ích khối u được chiếu xạ tập trung
               và giảm tối thiểu cho các mô lành xung quanh. Mặc dù hình dạng chùm tia khi sử
               dụng các khối che chắn đều dắn có ở hầu hết các máy điều trị, song việc tạo hình
               dạng tự động cho các chùm tia là yêu cầu cao hơn đối với các máy hiện đại. Hệ
               thống collimator đa lá (MLC) đã được chế tạo để đáp ứng yêu cầu đó, (Jordan và
               Williams - 1994)
                     Hình  6.23  mô  tả  một  cách  đơn  giản  hệ  MLC,  nó  gồm  có  2  dãy  nhiều  lá
               chuyển động đối xứng qua trục, mỗi một lá có thể định vị một cách độc lập nhau.
               Các lá có bề dày một cách hợp lý, đủ để bảo vệ còn 1% liều lường sơ cấp, các
               phần tổ chức mô cần che chắn thường thường 7 cm, chiều ngang mỗi lá thường
               che khoảng 1 cm tại mặt phẳng trung tâm. Vị trí chuyển động và định vị của mỗi
               lá có độ sai số nhỏ hơn 1 mm. Có nhiều cách chế tạo hệ MLC, song thường là
               nằm trong 3 loại chủ yếu sau :
                      • Loại chỉ để làm chuẩn trục chùm tia (ngoài hình nón sơ cấp).
                      • Loại mà các lá lắp trên hệ ngoài độc lập đối với đầu máy thông thường.
                      • Loại nhiều lá và collimator phụ thay thế hoàn toàn đầu máy thông
                         thường.


















                                                            99
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104