Page 105 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 105
BÀI 3
QUY TRÌNH CHỤP CT MÔ PHỎNG XẠ TRỊ
Thời gian: 3 giờ lý thuyết
I. Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Phân tích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy CT mô phỏng.
2. Giải thích được quy trình chụp CT mô phỏng xạ trị.
3. Trình bày được vai trò của máy CT mô phỏng trong lập kế hoạch xạ trị.
II. Nội dung bài
1. Đại cương về máy chụp CT mô phỏng (CT-Sim)
1.1. Yêu cầu lâm sàng đối với mô phỏng cắt lớp
Ngày nay, các thầy thuốc lâm sàng yêu cầu phải xác định thể tích bia với độ
chính xác cao hơn, không chỉ về kích thước hai chiều của khối u mà về cả 3
chiều. Do đó, nó đã trở thành một điều thực sự cần thiết để khảo sát giải phẫu
khối u theo 3 chiều để giúp cho quá trình lập kế hoạch điều trị có khả năng tạo
dạng sự phân bố liều lượng sao cho càng cao càng tốt phù hợp với hình thái khối
u, đồng thời phải bảo vệ được các tổ chức lành liên quan. Để đạt được điều này,
cần phải thực hiện các bước sau:
• Xác định được các tổ chức nguy cấp bằng cách sử dụng những kỹ thuật chẩn
đoán hình ảnh và giải phẫu hiện đại.
• Khảo sát các thể tích điều trị cùng với các cấu trúc khác liên quan theo không
gian ba chiều (3-D).
• Xác định chính xác chu vi cơ thể bệnh nhân và đường biên khối u.
• Xác định các đường biên đối xứng cũng như không đối xứng của các vùng thể
tích.
• Tạo dựng hình ảnh của các vùng thể tích và các cấu trúc liền kề.
• Thể hiện hình ảnh các trường chiếu trên thể tích điều trị.
• Tạo hình ảnh tổng hợp của các chùm tia.
• Tạo biểu đồ thể tích liều lượng (DVH).
• Sử dụng kỹ thuật lập kế hoạch thuận, hoặc nghịch đảo hoặc để lựa chọn sự
phân bố tối ưu về liều lượng.
• Tính toán liều lượng điều trị.
• Truyền thông tin đến máy gia tốc điều trị.
• Truyền thông tin các hình ảnh được tái tạo theo kỹ thuật số (DDR) đến cơ sở
quản lý dữ liệu để kiểm tra trực tuyến về độ chính xác của kỹ thuật điều trị.
Ngoài máy CT, một số phương pháp xác định thể tích khối u có thể thực hiện
bằng những thiết bị khác như cộng hưởng từ (MRI), hay chụp cắt lớp bằng
positron (PET). Những thiết bị bổ trợ này xin không thảo luận kỹ ở đây. Tuy
nhiên, sẽ là điều quan trọng đối với bạn đọc để hiểu rõ về những khả năng cũng
như hạn chế của loại kỹ thuật hình ảnh này trong ngành ung thư và nói chung,
chúng cũng đáp ứng trong việc duy trì độ chính xác về mặt hình học các hình ảnh
của bệnh nhân theo không gian 3-D trên máy tính.
Đó là mục đích của bài viết này để rà soát lại vị thế của máy mô phỏng cắt lớp
(CT-Sim) trong quá trình lập kế hoạch xạ trị ung thư.
105