Page 107 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 107
lâm sàng vào năm 1974-1976. Giai đoạn này, máy CT chỉ được dùng để chụp sọ
não, thời gian chụp một lát cắt mất vài giờ.
Từ những năm 80 trở về sau, CT được ứng dụng rộng rãi hơn trong lâm
sàng. CT được áp dụng cho tất cả các bộ phận trong cơ thể, thời gian chụp nhanh
hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn.
Các thế hệ máy CT không ngừng được cải tiến. Từ máy một lát cắt; thế hệ
máy chụp xoắn ốc (Spiral CT) đến thế hệ máy đa lát cắt (2, 4, 6….320, 640 lát
cắt)...Hiện nay, trên thế giới có trên 30.000 máy CT được lắp đặt.
CT SCANNER: CT = Computerized Tomography; CT Sim = CT
Simulator. Công dụng (Two-in-One) chụp CT chẩn đoán và mô phỏng xạ trị. Ông
Godfrey Hounsfield (1919-2004) là một kỹ sư ngành điện, người Anh. Ông đã
cùng với Allan McLeod Cormack giành giải Nobel Sinh Lý và Y khoa năm 1979
cho công trình triển khai kỹ thuật X-quang cắt lớp có sự hỗ trợ của máy tính.
Chiếc máy chụp cắt lớp vi tính do Hounsfield phát minh vào năm 1972 được
dùng để chụp phần đầu. Máy tính đó giúp tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao đối với
những khối u não.
1.2.2. Nguyên lý hoạt động
* Thuật ngữ:
Vì thiết bị chụp CLVT sử dụng bức xạ Roentgen nên được xếp trong lĩnh
vực X-quang chẩn đoán. Danh từ tiếng Anh là Computed Tomography Scanner
(viết tắt là CT Scanner) được dịch ra tiếng Việt là chụp cắt lớp vi tính hay chụp
cắt lớp điện toán. Danh từ tiếng Pháp là Tomodensitometrie (viết tắt là T.D.M),
dịch sang tiếng Việt là chụp cắt lớp đo tỷ trọng.
* Nguyên lý chụp CLVT:
Cửa số chùm tia-X phát ra từ bóng X-quang có kích thước hình chữ nhật,
với chiều rộng bằng độ dày lớp cắt (thường từ 1mm-10mm) và chiều dài là phạm
vi chùm tia chiếu lên toàn bộ cơ thể (vùng sọ, ngực hoặc bụng…). Vì thế, hình
ảnh thu được của một lớp cắt sẽ là một tiết diện cắt ngang qua trục cơ thể có độ
dày định trước. Khi chùm tia-X chiếu qua cơ thể từ nhiều hướng khác nhau, tỷ
trọng của từng điểm trên tiết diện cắt sẽ được bộ phận phát hiện điện tử (các
detectors) ghi nhận. Do tỷ trọng ở từng điểm trên lớp cắt khác nhau, nên mức độ
hấp thụ tia-X của chúng cũng khác nhau. Vì thế, năng lượng còn lại của tia-X sau
khi đi qua những điểm này cũng khác nhau. Những thông số về KQ được máy
tính ghi vào bộ nhớ và cuối cùng sẽ mã hóa từ những yếu tố thể tích (Voxel
Volume Elements) để biến đổi thành yếu tố hình ảnh (Pixel Picture Elements).
Như vậy, cơ chế tạo ảnh trong chụp CLVT khác với chụp X-quang quy ước ở
chỗ: Bộ phận phát hiện điện tử sẽ thay thế phim X-quang để thu nhận tín hiệu của
tia-X sau khi chiếu qua cơ thể. Ảnh trên phim chụp CLVT không phải là ảnh tạo
nên do tia-X trực tiếp tác dụng trên phim mà là ảnh số hóa các dữ liệu trên bộ nhớ
của máy vi tính.
1.2.3. Đơn vị đo tỷ trọng
Để xác định hằng số tỷ trọng của các mô trong cơ thể, Hounsfiled đã xác
lập một bậc thang tỷ trọng như sau: Nước tinh khiết có tỷ trọng bằng “0”, lấy đơn
vị là Hounsfield Unit – HU. Dịch và các tổ chức có tỷ trọng cao hơn nước sẽ có
hằng số tỷ trọng lớn hơn “0”. Chẳng hạn xương có tỷ trọng cao nhất, có thể trên
2000 HU. Các mô hoặc ổ bệnh lý chứa khí sẽ có tỷ trọng nhỏ hơn “0” (tỷ trọng
107