Page 87 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 87
đung đưa, chúng ta đầy một lực vào chiếc võng sao cho thật đều, theo đúng nhịp và
chiều đung đưa của chiếc võng thì biên độ lắc của chiếc võng sẽ tăng lên đến một giá
trị tối đa .
Hiện tượng CHT , chính xác là hiện tượng CHT trường xảy ra giữa từ trường của
hạt nhân nguyên tử hydro (proton) và từ trường được cung cấp bởi sóng kích thích
(RF). Để tạo ra hiện tượng CHT, người ta cung cấp một sóng RF (radiofrequency )
kích thích vào các proton trong từ trường Bo. Tần số của sóng RF phải đảm bảo hai
điều kiện. Thứ nhất, tân số của sóng RF phải đúng băng tần số tiến động ωo của các
proton. Thứ hai, phương của RF phải vuông góc với phương thẳng đứng của Bo.
Năng lượng từ RF làm thay đổi momen từ của mỗi proton, dẫn đến vector tổng
hợp Mo bị lệch một góc nhất định so với phương của Bo. Trên hệ quy chiếu xyz,
vector từ trường tổng hợp Mo được quy chiếu thành 2 vector thành phần là từ hóa
dọc (Mz) lên trục Z và từ hóa ngang (Mxy) trên mặt phẳng xy. Năng lượng của RF
phải chính xác vì nó quyết định điển góc lệch của Mo .
- Nếu năng lượng của RF = ΔE, hai đám proton có năng lượng thấp và cao sẽ cân
bằng , góc lệch của Mo sẽ là 90° khi đó toàn bộ Mo sẽ nằm trên mặt phẳng xy, thành
phần Mz sẽ bị triệt tiêu, Mzy đạt giá trị cực đại bằng Mo.
- Nếu năng lượng RF < ΔE, góc lệch Mo sẽ nhỏ hơn 90°, cả Mz và Mxy đều nhỏ hơn
Mo.
- Nếu năng lượng RF = 2ΔE, góc lệch của Mo sẽ là 180° khi đó Mxx = 0 , Mz đúng
bằng Mo, có cùng phương nhưng ngược chiều với Mo.
Hình 1.8
a. Vector tổng hợp Mo được đặt vào hệ quy chiếu không gian 3 chiều, song song với
Bo.
b. Sóng RF có tần số đúng bằng tần số tiến động (ωo) kích thích vào các proton.
c. Do các proton hấp thụ năng lượng từ RF, Mo đã bị lệch một góc nhất định so với
Bo.
d. Chiếu Mo lên trục Z thu được Mz, chiếu Mo lên mặt phẳng xy thu được Mxy.
1.5. Khái niệm pha
Trong trạng thái cộng hưởng, vector momen từ của mỗi proton bị lệch đi một góc
nhất định và khi đó hình chiếu của vector momen từ lên mặt phẳng - xy cũng sẽ là
một vector quay xung quanh trục - z , vị trí của vector hình chiếu trong mặt phẳng xy
được gọi là pha (phase) của proton. Hay nói cách khác, pha chính là trạng thái vị trí
vector momen từ của các proton trong khi tiến động dưới tác động của RF.
87