Page 85 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 85
Hình 1.5
a. Các vector A, B, C, D sắp xếp ngẫu nhiên giống như các proton trong một tổ chức
b. Vector (A+B) là tổng hợp của 2 vecto A và B có phương và chiều khác nhau
c. Minh họa tổng hợp các vector có cùng phương nhưng chiều và độ lớn khác nhau
1.2. Hiện tượng cảm ứng từ
Hiện tượng cảm ứng từ chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường là sự cảm
ứng từ giữa từ trường trái đất và chiếc la bàn. Trái đất tự quay xung quanh trục của
mình nên có momen từ theo hướng Bắc - Nam. Kim la bàn là một thanh nam châm có
momen từ. Khi đặt một chiếc labàn ở bất kỳ đâu trên bề mặt trái đất ( tức là trong
phạm vi tác động của từ trường trái đất ) thì kim la bàn luôn chỉ theo hướng Bắc -
Nam. Nhưng nếu mang chiếc la bàn đó lên mặt trăng, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của
từ trường trái đất thì kim la bàn sẽ không còn chỉ theo hướng Bắc - Nam nữa.
Ở cấp độ siêu vi mô của proton, trong trạng thái bình thường, momen từ của các
proton có chiều và hướng sắp xếp ngẫu nhiên hỗn độn. Khi đặt vào trong một từ
trường Bo, do tác động cảm ứng từ, mỗi proton sẽ bị sắp xếp lại theo phương của Bo
giống như kim la bàn xoay lại theo hướng Bắc - Nam của từ trường trái đất. Kết quả
là toàn bộ các proton đặt trong từ trường Bo sẽ sắp xếp thành 2 nhóm. Một nhóm ở
mức năng lượng cao, số lượng nhiều hơn, có vector momen từ song song - cùng chiều
với Bo. Nhóm còn lại ở mức năng lượng thấp, số lượng ít hơn, có vector momen từ
song song - ngược chiều với Bo. Chênh lệch năng lượng AE giữa nhóm năng lượng
cao và năng lượng thấp đặc trưng cho mức độ từ hóa của mỗi loại mô và tỷ lệ thuận
với từ trường Bo. Tổng hợp các vector cảm ứng từ của 2 nhóm proton này được một
vector từ trường tổng hợp Mo, do nhóm proton năng lượng cao chiếm ưu thế về số
lượng nên vector Mo có cùng phương và chiều với Bo.
Hình 1.6
a. Ở trạng thái bình thường (không có Bo), các proton có momen sắp xếp ngẫu nhiên
theo nhiều phương và hướng khác nhau.
85