Page 92 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 92

dương  và  quay  nên  nó  tạo  ra  một  từ  trường,  giống  như  một  nam  châm  nhỏ,  gọi
               là mômen từ (magnetic moment). Trong điều kiện bình thường các momen từ định
               hướng phân tán làm chúng triệt tiêu nhau, nên người ta không ghi được tín hiệu gì
               của chúng.
                              Nhờ các đặc tính vật lý như vậy, khi đặt một vật thể vào trong một từ trường
               mạnh, các momen từ đang định hướng phân tán sẽ trở nên định hướng song song và
               đối song song.






















                    Hình 2. Phương trình Larmor (hình trái). Hình giữa: Định hướng phân tán của các
               momen từ trong điều kiện bình thường. Hình phải: Các momen từ định hướng song
               song và đối song song dưới tác dụng của từ trường ngoài. Các proton sắp xếp song
               song (mũi tên đỏ) được cho là có trạng thái năng lượng thấp, sắp xếp theo hướng đối
               song song (mũi tên xanh) được cho là có trạng thái năng lượng cao. Các vectơ từ sắp
               sếp song song cùng chiều với hướng từ trường máy có số lượng lớn hơn các vectơ từ
               sắp sếp ngược chiều và chúng không thể triệt tiêu cho nhau hết, do đó vectơ từ hoá
               thực có hướng của vectơ từ trường máy. Đó là trạng thái cân bằng. Trong trạng thái
               cân bằng không có một tín hiệu nào có thể được ghi nhận. Khi trạng thái cân bằng bị
               xáo trộn sẽ có tín hiệu được hình thành.
                          Cơ thể chúng ta có tỉ lệ chủ yếu nước (60-70%). Trong thành phần của phân tử
               nước có hai nguyên tử hydro. Về mặt từ tính, nguyên tử hydro là một nguyên tử đặc
               biệt vì hạt nhân của chúng chỉ chứa 1 proton. Do đó, nó có một mômen từ lớn. Điều
               đó dẫn tới một hệ quả là: nếu ta dựa vào hoạt động từ của các nguyên tử hydro để ghi
               nhận sự phân bố nước khác nhau của các mô trong cơ thể thì chúng ta có thể ghi hình
               và phân biệt được các mô đó. Mặt khác, trong cùng một cơ quan,  các tổn thương
               bệnh lý đều dẫn đến sự thay đổi phân bố nước tại vị trí tổn thương, dẫn đến hoạt động
               từ tại đó sẽ thay đổi so với mô lành, nên ta cũng sẽ ghi hình được các thương tổn.
                         Ứng dụng nguyên lý này, MRI sử dụng một từ trường mạnh và một hệ thống
               phát các xung có tần số vô tuyến (RF: radio frequancy) để điều khiển hoạt động điện
               từ của nhân nguyên tử, mà cụ thể là nhân nguyên tử hydro có trong phân tử nước của
               cơ thể, nhằm bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu có tần số vô tuyến. Các tín
               hiệu này sẽ được một hệ thống thu nhận và xử lý điện toán để tạo ra hình ảnh của đối
               tượng vừa được đưa vào từ trường đó.
                         Nguyên lý tạo ảnh cộng hưởng từ có thể hiểu sơ lược gồm bốn bước cơ bản
               sau:
               3.1. Tạo từ trường mạnh



                                                              92
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97