Page 86 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 86

b. Trong Bo, các proton xếp thành 2 nhóm có cùng phương với Bo và ngược chiều
               nhau. Nhóm cùng chiều Bo ưu thế về số lượng.
               c. Chênh lệch năng lượng ΔE tỷ lệ thuận với cường độ Bo (2 triệu proton đặt trong
               các từ trường Bo khác nhau có ΔE khác nhau).
                     Để  có  thể  khảo  sát  được  vector  từ  trường  Mo  trong  các  hiện  tượng  tiếp  theo,
               người ta giả định đặt Mo vào một hệ quy chiếu trong không gian 3 chiều (x, y, z),
               trong đó lấy trục Z là trục của từ trường Bo theo phương thẳng đứng với chiều từ
               dưới lên trên và do vậy vector tổng hợp Mo cũng có phương thẳng đứng với chiều từ
               dưới lên trên. Hình chiếu của Mo lên trục Z được gọi là từ hóa dọc (longitudinal
               magnetization) hay Mz, tương tự hình chiếu của Mo lên mặt phẳng xy được gọi là từ
               hóa ngang (transverse magnetization) hay Mxy.
                    Hiện tượng cảm ứng từ trường giữa Bo và các proton không chỉ làm sắp xếp lại
               phương và chiều của moment từ mà còn làm cho các proton bị đảo và lắc (spin) đồng
               thời vẫn quay quanh trục của nó, hiện tượng này gọi là sự tiến động (precession ).
               1.3. Tần số Larmor
                      Tần số tiến động được gọi là tần số Larmor, tính theo công thức:   ωo = Bo.Y,
               trong đó Bo là cường độ từ trường ngoài (đơn vị Testla), Y là tỷ số hổi chuyển từ
               (gyromagnetic ratio) có tính chất hằng định ở mỗi loại hạt nhân nguyên tử (đơn vị là
               MHz/T). Tỷ số hồi chuyển từ của hạt nhân nguyên tử hydro là Y/2 π = 42,57 . Nếu
               đặt trong từ trường Bo = 1,5 T thì tần số tiến động của proton sẽ là 63,9 MHz. Chúng
               ta cần nhớ về tần số Larmor, bởi đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung, kiến
               thức về nguyên lý tạo ảnh CHT.
                    Ngoài hạt nhân nguyên tử hydro, các hạt nhân nguyên tử khác cũng có hiện tượng

               cảm ứng từ nhưng trong thực tế, hạt nhân nguyên tử hydro được sử dụng để tạo ảnh
               cộng hưởng từ bởi vì đây là nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể.














                                                          Hình 1.7
               a. Con quay vừa quay, vừa lắc khi chịu tác động của trọng lực (G). Hiện tượng lắc
               đảo của con quay gọi là sự tiến động.
               b. Proton cũng có chuyển động quay quanh trục của mình và chuyển động lắc (tiến
               động) khi được đặt trong Bo.
               c. Hệ quy chiếu trong không gian 3 chiều để nghiên cứu các đặc tính của Mo.
               1.4. Hiện tượng cộng hưởng từ
                      Khái niệm về hiện tượng cộng hưởng (resonance) ban đầu được áp dụng trong
               vật lý cơ học. Người ta thấy rằng khi một vật đang dao động cưỡng bức, nếu được
               kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn có tần số trùng với tần số dao động riêng của
               nó thì biên độ giao động sẽ đạt giá trị cực đại. Hiện tượng cộng hưởng còn xảy ra ở
               nhiều lĩnh vực khác nữa, trong đó có dao động điện từ. Một ví dụ về hiện tượng cộng
               hưởng cơ học mà chúng ta có thể thấy được đó là việc lắc võng. Khi chiếc võng đang


                                                              86
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91