Page 82 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 82

Hình  1.15.  Mô  hình  tự
                     động  điều  chỉnh  dòng
                     điện phát tia.






                     Tóm  lại:  Ảnh  giả  là  một  trong  những  vấn  đề  quan  trọng  trong  thu  nhận  ảnh
               CLVT. Ảnh giả có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra cùng lúc. Vì vậy, phải sử
               dụng kết hợp nhiều phương pháp loại trừ ảnh giả cùng lúc. Điều này giúp ta thu được
               hình ảnh chẩn đoán chính xác. Đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian, công sức và
               giảm liều chiếu lên bệnh nhân khi không phải chụp lại.
               2. Phương pháp xử lý ảnh cắt lớp vi tính
               2.1. Phóng ảnh
                     Tăng kích thước ảnh để mắt người quan sát có thể nhìn rõ hơn các chi tiết giải
               phẫu. Phóng to ảnh không bù thiếu sót của trường nhìn đã được chọn do nó làm thay
               đổi kích thước của ma trận.
               2.2. Lọc ảnh
                     Nói chung có hai dạng:
                     - Lọc mịn dựa vào tổng số yếu tố ảnh (pixels) để quan sát được một cấu trúc tốt
               hơn.
                     - Tăng nét đường bờ dựa vào tăng tương phản để quan sát được những cấu trúc
               khác nhau tốt hơn.
                     Lưu ý phương pháp lọc này không làm thay đổi nền gốc của ảnh.
               2.3. Thang xám nghịch đảo
                     Đảo ngược trắng / đen có thể được áp dụng để bổ sung cho thăm khám một cấu
               trúc (nhất là thăm khám mạch máu).
               2.4. Cửa sổ đọc
                     Thu nhận dữ liệu bởi các đầu dò và được xử lý số hóa hình ảnh cho kết quả trên
               một thang tỷ trọng rộng (2000 mức) mà mắt thường không phân biệt được (chỉ phân
               biệt nếu cấu trúc có sự khác biệt tỷ trọng  >12 mức).
               2.5. Xử lý ảnh 3D

                     Các xử lý này được tiến hành trên những dữ liệu thô của ảnh với các lớp cắt
               chồng nhau để tránh nhiễu ảnh.
               2.5.1. Tái dựng nhiều mặt phẳng (MPR: multiplanar reconstruction)
                     Người phân tích có thể tái dựng hình ảnh cho bất kỳ mặt phẳng nào trong không
               gian, mặt phẳng này có thể uốn lượn, ví dụ theo mạch máu, đĩa đệm, sụn...
               2.5.2.  Chiếu  tỷ  trọng  tối  đa  /tối  thiểu  (MIP:  maximal/minimal  intensity
               projection)
                     MIP có thể có hoặc không loại bỏ các cấu trúc nhiễu. Trên một mặt phẳng chiếu
               cho ảnh khối phía sau, có thể thấy mỗi điểm có giá trị tỷ trọng tối đa (hoặc tối thiểu)
               trên đường đi ngang qua thể tích.  Hình ảnh gần giống với hình xuyên suốt, nhưng có
               phân giải tương phản cao. Kỹ thuật này rất có ích để nghiên cứu mạch máu, vì có
               tiêm cản quang, các mạch máu quan tâm thường có yếu tố ảnh (pixel) có tỷ trọng tối
               đa.
               2.5.3. 3D khối (VR: volume rendering)

                                                              82
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87