Page 61 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 61
BÀI 2
CẤU TRÚC HỆ THỐNG TẠO ẢNH
VÀ THU NHẬN ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH
Thời gian: 3 giờ lý thuyết
Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Trình bày được nguyên lý làm việc của các khối chức năng chủ yếu của máy cắt
lớp vi tính.
2. Phân tích được sự giống và khác nhau giữa các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
3. Thể hiện ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tập trung.
Nội dung bài
1. Các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính
1.1. Thế hệ thứ 1
Bộ thu chỉ gồm một đầu dò, chùm phát ra tia hẹp và song song dạng bút chì.
Phương thức quét: Bóng X quang và đầu dò dịch huyển song song theo hướng
vuông góc với chùm tia bao trùm toàn bộ mặt phẳng lớp cắt sau đó quay một góc rồi
tiếp tục dịch chuyển song song theo hướng mới. Trong khi dịch chuyển song song, tại
những khoảng cách đều đặn chùm tia X (rất nhỏ) được phát và thu. Quá trình cứ tiếp
diễn cho tới khi số lượng tín hiệu thu được đủ lớn cho việc tái tạo ảnh. Bóng phát tia
0
X và bộ cảm biến phải quay quanh cơ thể 360 và tiến hành chậm chạp như thế nên
để có một quang ảnh phải mất vài phút.
Tuy nhiên thế hệ máy này hiện tại không được dùng vì hiệu suất sử dụng nguồn
tia X thấp và phải tạo một liều tia X đủ lớn tại cảm biến đủ để đo nên máy không thể
chuyển động với vận tốc cao. Với hệ thống này để tạo ảnh một lớp cắt cần phải mất
vài phút vì vậy chỉ được ứng dụng trong chụp cơ quan tĩnh như xương, sọ não.
Thời gian chụp có thể giảm nhờ một cảm biến thứ hai đặt liền kề với cảm biến
đầu theo hướng của bề dày lớp cắt chùm tia X sẽ tương hợp với cả hai cảm biến và
xử lí dữ liệu cho cả hai lớp cắt. Tuy nhiên trong thực tế việc giảm thời gian tạo ảnh
chỉ có thể đạt được nhờ tăng số lượng kênh đo cho một lớp cắt.
1.2. Thế hệ thứ 2
Máy hoạt động vẫn theo nguyên tắc quay và tịnh tiến như trên nhưng chùm
quang tuyến X có độ mở rộng hơn (khoảng 10 độ)
Cấu trúc: Thay vì dùng một đầu dò, nay dùng dãy đầu dò khoảng 20 – 30 đầu dò
đặt liền nhau trong hướng quét, chùm tia phát có dạng hình quạt.
Phương pháp quét: Dùng hai loại dịch chuyển là song song và quay. Với cách bố
trí đầu dò này thì lượng dữ liệu sẽ được đo nhiều hơn nhờ vào số lượng đầu dò tăng.
Chính vì vậy thời gian quét đã được giảm xuống khoảng 50 – 60 giây. Thời gian để
có một quang ảnh được rút ngắn hơn, mất khoảng từ 6 đến 20 giây
1.3. Thế hệ thứ 3
Máy CLVT thế hệ thứ ba (CLVT xoắn ốc: spinal hay helical CT)
Máy hoạt động chỉ còn động tác quay xung quanh bệnh nhân, không còn động
tác chuyển dịch tịnh tiến.
Cấu trúc: Số lượng đầu dò tăng lên vài trăm cái và được bố trí trên một vòng
cung đối diện và gắn cố định với bóng X quang. Chùm tia X phát ra theo hình quạt
61