Page 64 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 64

ảnh các lớp cắt của bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể sống. Nguyên tắc hoạt động của
               nó có thể khái quát như sau:
                     Chùm tia Rơnghen hình quạt chiếu xung quanh bệnh nhân và sau khi đi qua cơ
               thể  bệnh  nhân  nó  được  thu  nhận  bởi  một  bộ  phận  điện  tử  (phần  tử  cảm  biến  -
               detector) có độ nhậy rất cao, gấp trên 100 lần so với phim X - quang thông thường.
               Thông tin thu nhận được từ các phần tử cảm biến (detector) được số hoá, sau đó được
               hệ thống máy tính (computer) chuyên dụng xử lý tính toán theo chương trình thuật
               toán để khôi phục lại hình ảnh lớp cắt tuỳ theo các cách cắt khác nhau.
                     Đối với mắt thường chỉ có thể phân biệt khoảng 20 mức độ trắng đen, nhưng với
               máy CT - Scanner, ta có thể phân biệt được tới 2000 mức độ. Vì vậy phải chọn mức
               chuẩn tỷ trọng trung bình (tức là chọn hiển thị cấu trúc lớp cắt theo giá trị của hệ số
               hấp thụ tuyến tính  cần thiết) và độ rộng cửa sổ phát xạ thích hợp. Nếu mở rộng cửa
               sổ tối đa thì xương hiển thị sẽ có màu trắng và không khí sẽ có màu đen.

                     Trong kỹ thuật chụp cắt lớp, để tăng độ tương phản giữa vùng bệnh và vùng
               bình thường, người ta dùng chất cản quang bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch,
               thực chất làm tăng sự đối quang. Chẳng hạn đối với não, các u não thường ngấm
               nhiều chất cản quang, các áp xe chỉ ngấm chất cản quang ở vỏ còn khối máu tụ không
               ngấm thuốc cản quang, do đó có độ đen trắng khác nhau.
                     Chính vì vậy, khi thực hiện chụp sọ não với máy CT - Scanner sẽ phân biệt được
               rất rõ các bộ phận khác nhau như chất trắng, chất xám, các buồng não thất, các khối
               u, các ổ áp xe... mà phim X - quang thường không cho phép phân biệt được.
                     Một trong những đặc điểm khác biệt giữa CT - Scanner và X  - quang thông
               thường là ở chỗ: Đối với X - quang thông thường hướng quan sát phim trùng với
               hướng chiếu, còn với CT - Scanner thì hướng quan sát vuông góc với hướng chiếu.
                     So sánh giữa X - quang thông thường và CT - Scanner, có thể rút ra những kết
               luận và ưu điểm nổi bật của kỹ thuật chụp cắt lớp so với X - quang thông thường như
               sau:
                      -  Hình ảnh rõ nét do không có hiện tượng nhiều hình chồng lên nhau, đồng
               thời cho phép hiện hình của bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể đến tận các nhu mô với
               khả năng phân giải cao hơn.
                      -  CT - Scanner có thể tính toán được hệ số suy giảm của từng phần tử trên ảnh
               một cách chính xác nên có thể đánh giá được sự thay đổi cả về lượng và chất của đối
               tượng xét nghiệm.
                      -  Đặc biệt là nhờ việc ứng dụng kỹ thuật số nên có thể xử lý tái tạo ảnh theo
               nhiều  kiểu  một  cách  nhanh  chóng  chẳng  hạn  ảnh  2  chiều, 3  chiều, phóng  đại, đo
               khoảng cách tiết diện, thể tích, tính toán chỉ số Hu (đơn vị đặc trưng cho độ suy giảm
               tuyến tính).
                      -  Nhờ hệ thống máy tính không những việc xử lý tái tạo ảnh được thực hiện
               nhanh chóng chính xác mà còn có thể lưu trữ ảnh bằng đĩa quang, đĩa từ với số lượng
               lớn. Hơn nữa có thể nối mạng, truyền ảnh đi xa trên mạng thông tin vô tuyến hay hữu
               tuyến giúp cho việc chẩn đoán diễn ra nhanh chóng mà không cần phải có bác sĩ tại
               phòng chụp.
                     Trong những năm gần đây, thiết bị X - quang tiếp tục được cải tiến nhằm nâng
               cao: chất lượng ảnh, độ tương phản hình ảnh, độ phân giải và giảm liều lượng tia X
               lên cơ thể bệnh nhân.


                                                              64
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69