Page 60 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 60
chuẩn trực, đối với thu nhận có bước nhảy bằng 1. Nếu cần thiết, đối với thăm khám
một vùng nhỏ, có thể chọn 4 x 0.625 giúp tái dựng dưới mm, với hiệu suất liều tới
50%, nghĩa là một nửa chùm tia X không giúp cho tạo ảnh mà góp vào tổng liều
chiếu. Cần phải nhắc lại rằng tương phản tự nhiên của cấu trúc xương hoặc nhu mô
phổi có thể điều chỉnh rất tốt với độ thô cao, khi tái dựng ảnh với độ lọc đặc hiệu (lọc
không gian hoặc “cứng”. Phân giải tỷ trọng đòi hỏi một tỷ lệ tương phản/ thô vừa đủ
nhưng giảm độ dày lớp cắt cần thực hiện khi muốn tìm những tổn thương nhỏ, bởi vì
nếu độ thô thay đổi nghịch với căn bậc hai của độ dày lớp cắt, thì tương phản của các
vật nhỏ cũng thay đổi nghịch với độ dày lớp cắt, do hiệu ứng thể tích từng phần giảm.
Như vậy tỷ số tương phản / độ thô giảm khi độ dày lớp cắt tăng. Nói cách khác, độ thộ
ảnh tăng, tương phản của vật tăng khi độ dày lớp cắt nhỏ hơn đường kính của vật đó.
3.2. Khoảng cách tái dựng
Khoảng cách tái dựng: 40%-100% độ dày lớp cắt
3.3. Trường nhìn
Thích hợp với vùng thăm khám và hình thể bệnh nhân. Một trường nhìn quá lớn
giảm chất lượng ảnh trong vùng cần xem, một trường nhìn quá nhỏ khó phân tích các
cấu trúc.
3.4. Ma trận (matrix)
Ma trận là một bảng gồm những hàng và cột tạo ra nhiều ô vuông yếu tố ảnh
(pixel). Ma trận hiện nay thường là 512 x 512. Mỗi một yếu tố ảnh của ma trận tái
dựng tương đương với một giá trị tỷ trọng. Tùy theo tỷ trọng của nó, yếu tố ảnh biểu
hiện trên ảnh bởi một số giá trị trong thang xám.
3.5. Lọc ảnh
Xử lý số hóa ảnh của một lần thu nhận cho phép tạo ra nhiều kiểu, một tương
phản không gian tốt hơn (lọc không gian) hoặc đánh giá tỷ trọng tốt hơn (lọc tỷ
trọng). Lọc phải thích hợp với cấu trúc cần thăm khám.
Phân giải của một hệ thống là khả năng của nó đo được sự khác biệt nhỏ nhất
của một giá trị.
Phân giải không gian là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm mà có thể phân biệt
được. Giảm kích thước trường, tăng ma trận làm giảm kích thước yếu tố ảnh. Giảm
độ dày lớp cắt làm giảm hiệu ứng khối từng phần.
Phân giải tỷ trọng là sự khác biệt nhỏ nhất (tương phản) của mật độ tia phát hiện
được. Đối với CLVT xoắn ốc, càng tăng tốc độ dịch chuyển bàn (tăng bước nhảy),
làm giảm số photon qua yếu tố thể tích (voxel) và như vậy làm giảm phân giải tỷ
trọng. Ngược lại, tăng thời gian phát tia, liều mAs, và lựa chọn lọc tái dựng thích hợp
sẽ cải thiện phân giải tỷ trọng.
Có hai cách thức tạo ảnh tùy theo các thông số thu nhận:
- Phân giải không gian cao: dùng tiểu điểm nhỏ, lớp cắt mỏng (1-2.5mm), độ lọc
hẹp và tỷ trọng cao.
- Phân giải tương phản cao: dùng tiêu điểm lớn, độ dày lớp cắt từ 5-10mm và độ
lọc rộng. Hình ảnh đạt được có phân giải tỷ trọng tốt. Phân giải này tăng nếu liều
chiếu tăng (mAs: mGy). Lưu ý rằng từ hình ảnh phân giải tỷ trọng cao có thể tạo ra
hình ảnh có phân giải không gian cao, bằng cách hợp nhất hai ảnh kế tiếp nhau mà
không cần phải chụp lại.
60