Page 59 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 59
Tùy theo thời gian quay của bóng và bước nhảy, bóng sẽ thay đổi mA do mAs
phát ra là hằng định.
Trên CLVT một dãy, có mA hằng định, tăng bước nhảy làm giảm tỷ số tín hiệu /
thô bởi vì số photon phát ra giảm. Đồng thời tăng bước nhảy kéo theo giảm thể tích
vùng thăm khám. Trên CLVT đa dãy, có mAs hằng định, liều chiếu không phụ thuộc
vào bước nhảy, nhưng phụ thuộc vào điện tích.
Trên CLVT đa dãy, để đơn giản hóa tốc độ một vòng quay trong một giây, nếu
chọn một giá trị 100 mAs phải dùng 100 mA cho mỗi lần quay với bước nhảy bằng 1,
nhưng phải dùng tới 200 mA cho mỗi lần quay với bước nhảy bằng 2, hoặc 50 mA
với bước nhảy bằng 0.5. Chồng lớp cắt một phần trong chụp xoắn ốc là thăm khám
cần thiết, kéo dài cắt xoắn ốc (bước nhảy > 1) không làm giảm liều chiếu. Lợi ích duy
nhất của bước nhảy giảm là cho phép tái tạo hình nhiều mặt phẳng đạt chất lượng
cao, với giá là thời gian phát tia dài, nhưng có cùng liều hấp thụ trong vùng thăm
khám. Khi không cần phải tái tạo hình ảnh “nét” trên nhiều mặt phẳng, có thể chọn
bước nhảy cao hơn, giúp giảm thời gian phát tia hoặc đạt phân giải thời gian tốt hơn.
2.7. Thời gian quay
Thời gian quay: 0.5-1.5 giây
o
Thời gian quay của bóng nói chung tính bằng giây cho mỗi lần quay 360 . Hiện
nay phần lớn các máy thực hiện được một vòng quay nhanh tối đa hết khoảng 0.5
giây, như vậy có thể thăm khám chức năng (tưới máu: perfusion) và các tạng có cử
động nhanh (tim). Tăng tốc độ quay thường đi cùng với tăng năng lượng tức thời của
chùm tia X, để không làm suy giảm chất lượng hình ảnh.
2.8. Độ dài vùng chụp
Độ dài vùng chụp
Xác định độ dài vùng chụp trong mặt phẳng trục tùy theo vùng thăm khám và
hình thái của bệnh nhân. Nếu quá dài thì nhiễm xạ không có ích và bóng nóng nhiều.
3. Các thông số kỹ thuật tái tạo ảnh
Một phần mềm chuyển những dữ liệu thô tích lũy trong một lớp dữ liệu thành
ảnh. Trong trường hợp chụp “từng lớp một” sử dụng khả năng hấp thụ khác nhau của
vật trên nhiều mặt phẳng chiếu khác nhau để áp dụng kỹ thuật hậu chiếu được lọc và
tổng hợp lại thành hình ảnh lớp cắt. Trong trường hợp chụp xoắn ốc, có một phân tích
bổ sung cần thiết trước khi hậu chiếu: đó là tạo ra các hướng hấp thụ trong những mặt
phẳng của lớp cắt từ những dữ liệu thể tích: đó là nội suy tuyến tính (hoặc không
tuyến tính). Các thông số ứng dụng gồm có:
3.1. Độ dài tái dựng
Độ dài tái dựng: 0.5 -1 cm
Nó chi phối độ thô của ảnh. Với kỹ thuật đa lớp cắt, người thực hiện thường có
xu hướng làm giảm độ dày lớp cắt (giảm độ dày của bộ chuẩn trực), ngay cả tái dựng
ảnh gốc. Độ thô tỷ lệ nghịch với độ dày lớp cắt tái dựng. Điều này giải thích vì sao
một số máy được cài tự động độ dày lớp cắt thích hợp để tái dựng ảnh gốc. Với
CLVT đa dãy, có thể tái dựng những lớp cắt dày hơn hoặc mỏng hơn lớp cắt được
chọn ban đầu để tái dựng ảnh, giới hạn thấp nhất là độ dày được xác định ban đầu bởi
khối đầu dò. Ví dụ, nếu chọn một bộ chuẩn trực 8 x 1.25, thì có thể chọn một độ dày
lớp cắt tái dựng gốc từ 1.5 -10 mm, nhưng không thể tái dưng lớp cắt dưới mm, do đó
làm hạn chế chất lượng tái dựng đối với các cấu trúc rất nhỏ. Có thể tái dựng hình
ảnh với một độ dày lớp cắt cần thiết nhưng phải trên khoảng 130% độ dày của bộ
59