Page 36 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 36

ảnh. Tại đây KTV sẽ lựa chọn, căn chỉnh để có được hình ảnh tốt nhất có giá trị cho
               chẩn đoán.
                      Cuối cùng dữ liệu sau khi xử lý sẽ được lưu trữ trên máy hoặc in thành
               phim qua hệ thống in phim khô:
                     - Cấu tạo phim khô: Là loại phim x quang thế hệ mới. Được phủ một lớp chất
               lỏng đặc biệt được in bằng hệ thống nhiệt
                     - Công dụng của phim khô: Tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao. Không có
               mùi khó chịu. Không xếp vào những vật liệu đã nhiễm xạ ( không hấp thụ tia X)
                      Sau khi đọc xong dữ liệu, bộ phận đọc, xóa dữ liệu sẽ xóa dữ liệu số cũ (ảnh
               tiềm tàng) bằng ánh sáng trắng, tạo ra tấm tạo ảnh mới.
               4. Hệ thống thu nhận ảnh kỹ thuật số DR
               4.1. Khái niệm X quang DR (Digital Radiography)
                              So với X quang cổ điển (screen/film radiography), hệ thống CR đã cho
               nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng có những đặc điểm mang tính cố hữu mà phương
               pháp này không thể khắc phục được, chẳng hạn như sự nhoè ảnh do chất phát quang,
               sự mất dữ liệu trong quá trình thu ảnh, việc sử dụng các thiết bị trung gian (tấm IP,
                                                    Lịch Sử
               CR Reader)... Vì vậy, hệ thống X quang kỹ thuật số trực tiếp DR (direct radiography)
               là một giải pháp hoàn hảo, khắc phục được các yếu tố trên.
                                                          LỊCH SỬ










                                1970         1980                   1990               2000









                                              Hình 1: Lịch sử ra đời của DR
                             TpHCM, 15/09/2007                                                  3

                      Kỹ thuật này giống máy chụp ảnh kỹ thuật số, vì cũng dùng nguyên tắc tương
               tự là bảng cảm ứng và cho hình ngay sau khi chụp. Nguyên tắc tạo ảnh là nhờ bảng
               cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo do sự kết hợp của lớp nhấp nháy (Scintillator) gồm
               các lớp cesiumiodide/thallium và tấm phim mỏng transistor (TFT) với silicon vô định
               hình (amorphous silicon). Bảng cảm ứng này thay thế cặp phim/bìa tăng quang cổ
               điển, sau khi được phô xạ, sẽ chuyển hình và hiển thị trên màn hình máy tính sau
               khoảng 5 giây và có thể chụp tiếp ngay không cần xóa như CR. Ngày nay, nhờ sự
               phát triển của ngành điện tử và kỹ thuật số: máy X quang đã được sản xuất với công
               nghệ mới hiện đại như: máy X–quang cao tần, máy CT scanner, máy X–quang chụp
               tuyến vú, máy X quang chụp mạch xóa nền DSA…
               4.2. Quy trình hoạt động của hệ thống DR
                      Dựa vào nguyên lý phát tia X của máy XQ TT.






                                                              36
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41