Page 131 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 131
hơn nữa cho đến khi chúng gặp các đường ranh giới khác nằm sâu hơn và bị dội
ngược trở lại đầu dò.
4. Những sóng dội ngược này sẽ được đầu dò ghi nhận và chuyển vào máy vi
tính.
5. Dựa vào 2 thông số là vận tốc của sóng âm truyền đi trong mô (1,540 m/s) và
thời gian mà mỗi sóng dội lại quay về đầu dò, máy vi tính sẽ tính toán ra khoảng
cách giữa đầu dò đến đường ranh giới của mô hoặc cơ quan mà từ đó sóng âm bị dội
lại.
6. Máy sẽ hiển thị những thông tin này lên màn hình tùy theo từng chế độ: các
chế độ một chiều như A-mode, B-mode, M-mode hoặc chế độ 2 chiều với thời gian
thực.
3.3. Các phương pháp hiển thị hình ảnh siêu âm
3.3.1. Siêu âm một chiều
a. Phương pháp hiển thị kiểu Mode A (A - Scope):
Sóng xung phản xạ kiểu A (A - Scope): đó là phương pháp ghi đo sóng phản xạ
trên một bình diện. Đầu phát sóng được hướng vào vùng đo. Khi gặp phải vật hoặc
môi trường có trở kháng âm khác sẽ phát sóng xung phản xạ. Các sóng xung đó được
biến thành xung điện và được ghi lại hoặc hiện lên màn huỳnh quang. Chúng được
thể hiện thành từng dấu hiệu hình parabol ngược có độ cao, độ rộng hẹp khác nhau.
Căn cứ vào các đặc điểm của sóng xung và thời gian (khoảng cách) xuất hiện mà ta
chẩn đoán được bệnh. Phương pháp này đơn giản, rẻ nhưng khó phân tích, nếu trên
đường đi của sóng âm có nhiều lớp vật chất có âm trở khác nhau.
Hình 3.19. Thể hiện tín hiệu kiểu A-mode
Phương pháp này hay được dùng để tìm di vật, tụ máu trong não, trong sản phụ.
b. Phương pháp hiển thị kiểu Mode B
Sóng xung phản xạ kiểu B (B - scope): đó là phương pháp xung phản xạ trên 2
bình diện, phức tạp hơn kiểu A nhiều. Các sóng xung phản xạ được thể hiện bằng
những chấm có độ sáng khác nhau tùy thuộc cường độ sóng xung, nó phản ánh hình
ảnh hai bình diện của đối tượng nghiên cứu. Ngày nay sóng xung phản xạ kiểu B
được áp dụng rộng rãi hơn kiểu A trong chẩn đoán các bệnh của gan, mật, mắt, sọ
não, tim, v.v...
131