Page 130 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 130
Hình 3.9. Quan hệ độ suy giảm - tần số với các loại mô khác nhau.
Tần số càng cao sự suy giảm càng lớn như chỉ ra ở hình vẽ sau:
Hình 3.10. Ảnh hưởng của tần số đến sự suy giảm.
3. Nguyên lý tạo ảnh siêu âm
3.1. Nguyên lý
Đầu dò được kích thích bởi xung điện với chiều dài và cường độ có thể điều
chỉnh được thì khi phát xung âm lan truyền theo hướng của đầu dò vào môi trường
một vận tốc xác định bởi đặc tính của môi trường; sóng âm sẽ gặp các mặt phản hồi
trên đường truyền và tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ quay trở về đầu dò và được
thu nhận tại đây. Khoảng thời gian mất cho sóng âm đi đến và quay về từ mặt phản
hồi sẽ xác định độ sâu của mặt phản hồi bởi công thức:
d=c*t/2
Trong đó:
- d: khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi.
- c: vận tốc sóng âm trong môi trường.
- t/2: thời gian cho sóng âm đi từ đầu dò đến mặt phản hồi.
Độ lớn của biên độ sóng phản hồi phụ thuộc vào biên độ sóng phát đi, góc tới tia
sóng âm và trở kháng âm của mặt phản hồi. Đầu dò sẽ biến đổi sóng hồi âm thành tín
hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện, tín hiệu điện này mang thông tin về độ lớn biên
độ thời gian tiếp nhận, các thông tin này sau đó được xử lý và thể hiện thành hình ảnh
trên màn hình.
3.2. Những bước cơ bản tạo ảnh siêu âm
1. Đầu dò của máy sẽ phóng ra một chùm sóng âm có tần số cao đi vào cơ thể.
2. Trên đường đi của mình, sóng âm sẽ chạm vào các đường ranh giới giữa các
loại mô khác nhau (ví dụ như giữa dịch và mô mềm, giữa mô mềm và xương).
3. Một số sóng âm sẽ dội ngược trở lại đầu dò, số còn lại sẽ tiếp tục tiến vào sâu
130