Page 123 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 123

CHƯƠNG 4. NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH SIÊU ÂM
                                                            BÀI 1
                                          NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH SIÊU ÂM
                                          VÀ NHIỄU ẢNH TRÊN SIÊU ÂM
                                                                                   Thời gian: 2 giờ lý thuyết
               Mục tiêu của bài
               - Kiến thức:
               1. Trình bày định nghĩa, các đại lượng đặc trưng và các quy luật truyền của sóng siêu
               âm trong các môi trường.
               2. Trình bày được nguyên lý tạo ảnh siêu âm và các phương pháp hiển thị hình ảnh
               siêu âm.
               3. Trình bày được các hiện tượng gây nhiễu trên ảnh siêu âm.
               - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
               4. Thể hiện ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tập trung.
               Nội dung bài
               1. Định nghĩa sóng siêu âm và các đại lượng đặc trưng
               1.1. Định nghĩa sóng siêu âm
                     Từ bản chất và phân loại của sóng siêu âm, ta đi đến khái quát và rút ra kết luận
               định nghĩa sóng  siêu  âm như sau:  Sóng siêu âm là sóng  cơ học  truyền trong  môi
                                                                           9
               trường vật chất có tần số dao động 20 000Hz < f < 10 Hz.
                     Phương thức sử dụng sóng siêu âm lần đầu tiên được áp dụng cho y tế khoa trị
               liệu (trị liệu tim). Sóng siêu âm được ứng dụng rộng rãi trong hai lĩnh vực chính:

                   -    Siêu âm chẩn đoán:
                     Trong chẩn đoán y học, Dussik dùng siêu âm để quét soi lần đầu tiên vào năm
               1942. Ludwid và Struthes đã đặt nền móng cho kỹ thuật phản xạ xung điện (sau này
               là máy siêu âm phản xạ), thực chất là tạo hình bằng siêu âm, sử dụng phổ biến dải tần
               số từ 2,5 MHz đến 10 MHz. Ngoài ra còn sử dụng các tần số khác trong các đầu dò
               chuyên  biệt,  ví  dụ:  Đầu  dò  siêu  âm  nội  mạch  (Intraluminal),  hay  siêu  âm  da  liễu
               (Dermatological) với tần số sử dụng có thể lên tới 20-50 MHz.
                   -    Siêu âm trị liệu:
                     Tạo hiệu ứng nhiệt, xoa bóp, kích thích cơ. Nó được sử dụng riêng hoặc kết hợp
               với điện trị liệu (trong các máy kích thích điện) để tìm Triger (điểm phát bệnh-điểm
               gốc). Tần số thường dùng trong siêu âm trị liệu là 700-900 kHz tùy theo hệ máy,
                                                   2
               công suất của đầu dò 1 - 4 w/cm  (gấp khoảng 1000 lần so với siêu âm chẩn đoán).
               1.2. Các đại lượng đặc trưng
                     - Ta có đồ thị sau:



















                                                             123
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128