Page 121 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 121
chuỗi các sóng RF kích thích liên tiếp nhau, tín hiệu cộng hưởng từ thu được càng
yếu dần đi sau mỗi lần kích thích, nhưng dù các RF có kích thích bao nhiêu lần đi nữa
thì Mz vẫn không bị triệt tiêu hoàn toàn mà cuối cùng vẫn được giữ ở một giá trị
thăng bằng. Hiện tượng này được gọi là trạng thái bão hòa (saturation), đây là một
khái niệm quan trọng trong các kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ nhanh, có TR ngắn.
Hình 1.20. Minh họa thành phần Mz đi vào trạng thái bão hòa do TR rất ngắn
0
Sau khi kích thích RF 90 lần thứu nhất, do TR rất ngắn nên chỉ 50% Mz phục hồi,
0
0
sẵn sàng cho kích thích RF 90 tiếp theo. Liên tục các sóng RF 90 kích thích với TR
rất ngắn, Mz có giảm dần nhưng vẫn giữ ở trạng thái bão hòa, thăng bằng
(equilibrium).
1.5. Góc lệch
Góc lệch (flip angle) là góc tạo bởi thành phần Mo và Bo khi bị kích thích bởi
RF. Góc lệch của Mo là bao nhiêu thì phụ thuộc vào năng lượng của RF cung cấp.
- Năng lượng của RF đúng bằng ΔE, hai đám proton có năng lượng thấp và cao
sẽ cân bằng, góc lệch của Mo sẽ là 90° khi đó toàn bộ Mo sẽ nằm trên mặt phẳng xy,
thành phần Mz sẽ bị triệt tiêu, Mzy đạt giá trị cực đại bằng Mo.
- Năng lượng RF nhỏ hơn ΔE, góc lệch Mo sẽ nhỏ hơn 90°, cả Mz và Mxy đều
nhỏ hơn Mo.
- Năng lượng RF bằng 2ΔE, góc lệch của Mo sẽ là 180° khi đó Mxx = 0, Mz
đúng bằng Mo, có cùng phương nhưng ngược chiều với Mo.
121