Page 118 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 118
Hình 1.6
a. Sự tương phản của mô mỡ (có T1 ngắn) và nước có (T1 dài) rất khác nhau tại
thời điển TR ngắn và không phân biệt được tại thời điểm TR kéo dài
b. Hình ảnh T1W (TR ngắn). Tương phản giữa mô dưới da và nước (dịch não
tủy) là rất rõ
Mô mỡ có thư duỗi T1 ngắn trong khi nước có thư duỗi T1 dài. Tại thời điểm
TR ngắn (< 600 msec) thì sự tương phản giữa mỡ và nước sẽ là tối đa do tại thời
điểm này thì Mz của mô mỡ có tốc độ phục hồi nhanh hơn nước. Kết quả là mô mỡ
sẽ tăng tín hiệu còn nước thì sẽ giảm tín hiệu trên hình ảnh cộng hưởng từ. Ngược lại,
nếu ta chọn TR dài (> 1.500 msec) thì khi đó Mz của cả mô mỡ và nước đều không
có sự khác biệt, và kết quả là độ tương phản của mỡ và nước trên hình ảnh cộng
hưởng từ là không phân biệt được.
1.2. Thời gian thu tín hiệu TE
TE quyết định đặc tính thư duỗi T2 trong tạo ảnh CHT, hay nói cách khác thay
đổi giá trị của TE sẽ thay đổi độ tương phản trên ảnh T2W.
Khi chọn thời điểm TE ngắn (< 30 msec) để thu tín hiệu, thư duỗi T2 mới bắt
đầu diễn ra nên chỉ có một số ít spin (proton) phát tín hiệu echo, kết quả là cường độ
tín hiệu thu được sẽ thấp cho dù mố đó có thư duỗi T2 ngắn hay dài thì đều có màu
đen trên ảnh T2W, không phân biệt được. Khi chọn thời điểm TE dài (thường khoảng
60 msec) để thu tín hiệu, lúc này thư duỗi T2 đã diễn ra đủ dài, mô nào có thư duỗi
T2 dài hơn thì có nhiều spin phát tín hiệu echo hơn, kết quả là cường độ tín hiệu thu
được sẽ có sự khác biệt với những mô có thư duỗi T2 khác nhau. Mô nào có thư duỗi
T2 dài thì sẽ tăng tín hiệu, có màu trắng trên ảnh T2W.
Như vậy, trên hình ảnh T2W (có TE kéo dài) thì những mô có thư duỗi T2
ngắn (như nhu mô não, gan, lách) thì sẽ giảm tín hiệu còn những mô có thư duỗi T2
dài (như dịch não tủy, dịch kính, dịch khớp) thì sẽ tăng tín hiệu.
Hình 1.7
118