Page 122 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 122

Để khắc phục hiện tượng bão hòa trong các kỹ thuật tạo ảnh có TR rất ngắn,
               người ta sử dụng sóng RF kích thích sao cho góc lệch nhỏ hơn 90°, ví dụ 30°. Khi đó,
               thành phần Mz sẽ không bị triệt tiêu hoàn toàn, sẽ có độ lớn đủ để cho các kích thích
               RF tiếp theo và cường độ tín hiệu thu được sẽ đủ lớn. Nói chung, khi TR càng ngắn
               thì góc lệch càng nhỏ để đảm bảo hiện tượng bão hòa được khắc phục tối đa.

               2. Phương pháp xử lý ảnh cộng hưởng từ
               2.1. Phóng ảnh
                     Tăng kích thước ảnh để mắt người quan sát có thể nhìn rõ hơn các chi tiết giải
               phẫu. Phóng to ảnh không bù thiếu sót của trường nhìn đã được chọn do nó làm thay
               đổi kích thước của ma trận.
               2.2. Lọc ảnh
                     Nói chung có hai dạng:
                     - Lọc mịn dựa vào tổng số yếu tố ảnh (pixels) để quan sát được một cấu trúc tốt
               hơn.
                     - Tăng nét đường bờ dựa vào tăng tương phản để quan sát được những cấu trúc
               khác nhau tốt hơn.
                     Lưu ý phương pháp lọc này không làm thay đổi nền gốc của ảnh.
               2.3. Cửa sổ đọc
                     Thu nhận dữ liệu bởi các đầu dò và được xử lý số hóa hình ảnh mà mắt thường
               có thể phân biệt được.
               2.4. Xử lý ảnh 3D
                     Các xử lý này được tiến hành trên những dữ liệu thô của ảnh với các lớp cắt

               chồng nhau để tránh nhiễu ảnh.
               2.4.1. Tái dựng nhiều mặt phẳng (MPR: multiplanar reconstruction)
                     Người phân tích có thể tái dựng hình ảnh cho bất kỳ mặt phẳng nào trong không
               gian, mặt phẳng này có thể uốn lượn, ví dụ theo mạch máu, đĩa đệm, sụn...
               2.4.2. 3D khối
                     Trong biểu hiện khối, những tổ chức giải phẫu khác nhau được biểu hiện bởi
               những giá trị tỷ lệ với mỗi yếu tố thể tích (voxel) mà nó phụ thuộc vào giá trị suy
               giảm của các xung khi qua tổ chức. Những yếu tố ảnh được tập hợp tùy theo khả
               năng sở hữu một cấu trúc giải phẫu của chúng, tiếp theo chúng được gán thành những
               màu hoặc thang xám khác nhau. Chuyển tiếp giữa bề mặt tái dựng và môi trường
               xung quanh đã được phân định, như lòng khí quản. Cho dù kỹ thuật 3D này tốt hơn
               và phức tạp hơn so với các kỹ thuật trên, nhưng những thông tin của ảnh sẽ mất đi
               trong quá trình xử lý, do đó hình ảnh cắt ngang vẫn là cần thiết cho bác sỹ để phát
               hiện tổn thương, như là chèn ép từ bên ngoài vào lòng khí quản. Hình ảnh 3D này dễ
               nhìn cho các bác sỹ lâm sàng vì có hình ảnh bệnh lý đẹp, như đánh giá hẹp và độ dài
               đoạn hẹp lòng khí quản, một di dạng hình thái phức tạp…
               2.5. Đo lường
                     Có chương trình đo tỷ trọng, khoảng cách, thể tích, góc…









                                                             122
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127