Page 119 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 119
a. Sự tương phản của nhu mô não (có T2 ngắn) và nước (có T2 dài) rấ rõ rệt tại
thời điểm TE (80msec) và không khác biệt tại hời điểm TE ngắn (20msec)
b. Hình ảnh T2W (TE dài). Tương phản giữa dịch não tủy và nhu mô não là rất rõ
rệt
Hình 1.18
a. Hình ảnh T1-weighted
b. Hình ảnh T2-weighted
c. Hình ảnh PD-weighted
1.3. Mỗi liên quan của TR, TE và sự tương phản
Các tín hiệu thu được từ các spin qua bộ phận tiếp nhận (receiver coils) được xử
lý và tạo thành ảnh cộng hưởng từ, có 3 đại lượng quyết định đến sự tương phản là
thư duỗi T1, thư duỗi T2 và mật độ proton (proton density) , chúng cho biết mức độ
khác biệt về khả năng thư duỗi (T1 recovery và T2/T2* decay) giữa các tổ chức khác
nhau.
- Thư duỗi T1: đại lượng cho biết khoảng thời gian để một proton đã bị kích
thích phục hồi lại trạng thái ban đầu và sẵn sàng cho lần kích thích tiếp theo. Thời
gian T1 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ tín hiệu. Hình ảnh có độ tương phản chủ
yếu do T1 quyết định gọi là ảnh T1W (T1 weighted).
- Thư duỗi T2: đại lượng cho biết khoảng thời gian mất đi tín hiệu của proton
trong mô đó sau khi bị kích thích. Hình ảnh có độ tương phản chủ yếu do T2 quyết
định gọi là ảnh T2W (T2 weighted).
- Mật độ proton: là số proton có trong một đơn vị thể tích mô, là đại lượng cho
biết cường độ tín hiệu lớn nhất có thể thu nhận được từ một mô. Mô nào có giàu mật
độ proton hơn thì có tín hiệu cao hơn . Hình ảnh có độ tương phản chủ yếu do mật độ
proton quyết định gọi là ảnh PDW (PD weighted). Trong ảnh PDW, các thông số T1
và T2 đã được đưa về giá trị nhỏ nhất bằng cách chọn TR kéo dài và TE ngắn.
Bảng 1.1. Tương quan của TR, TE, mật độ proton và độ tương phản của các loại hình
ảnh cộng hưởng từ
Bảng 1.2. Thư duỗi T1, T2 của một số loại mô trong từ trường 1.5T
119