Page 75 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 75
Hình 11. Thiết bị sắc ký lớp mỏng: A. Bản mỏng tráng sẵn; B. Dụng cụ chấm sắc
ký; C. Bình triển khai dung môi; D. Bình phun thuốc thử; E. Đèn huỳnh quang/ tử
ngoại
- Dung môi: Việc chọn dung môi pha động phụ thuộc vào bản chất của
chất nghiên cứu. Dung môi có thể là đơn thành phần hoặc hỗn hợp. Các dung môi
phải đạt độ tinh khiết cao.
- Bình sắc ký: Thường là bình thuỷ tinh trong suốt, có kích thước phù
hợp và có nắp đậy kín.
- Dụng cụ chấm sắc ký: có thể dùng máy chấm sắc ký, hoặc dùng
micropipet hay ống mao quản thường, ống mao quản định mức chính xác.
- Dụng cụ phát hiện: có thể dùng bình phun thuốc thử, đèn huỳnh quang
tử ngoại, máy đo mật độ vết.
3.3.3.4. Các bước tiến hành
- Chuẩn bị bản mỏng: Lựa chọn bản mỏng, lựa chọn chất hấp phụ phù
hợp với yêu cầu phân tích, điều chế bột nhão của chất hấp phụ, trải bản mỏng, làm
o
o
khô tự nhiên, hoạt hoá bản mỏng ở 105 C – 110 C.
- Chuẩn bị bình khai triển sắc ký: Bão hoà hơi dung môi vào không khí
trong bình bằng cách lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình, pha dung môi
(lượng dung môi sử dụng sao cho sau khi thấm đều vào giấy lọc, còn lại 1 lớp dày 5
– 10 mm ở đáy bình). Đậy nắp bình và để yên 1 giờ.
- Chấm chất phân tích lên bản mỏng: Là khâu rất quan trọng, lượng mẫu
không quá nhỏ và không quá lớn (thông thường 0,1 – 50 g ứng thể tích 0,001 -
0,005 ml). Điểm chấm xuất phát phải cách mép dưới bản mỏng 1,5 -2,5 cm và cách
bề mặt dung môi 0,8 - 1,0 cm. Vết chấm phải nhỏ gọn (đường kính 2 – 6 mm), các
vết chấm cách nhau 15 mm, vết chấm cách bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm.
- Triển khai sắc ký: Đặt bản mỏng gần như thẳng đứng vào bình sắc ký
(các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi). Đậy kín bình và để yên ở nhiệt
độ cố định. Thường khi đường đi của dung môi được 10 – 12 cm thì kết thúc giai
đoạn triển khai sắc ký.
71