Page 72 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 72
Khí - lỏng Khí Lỏng Cột Phân bố
Lỏng - Rắn Lỏng Rắn Cột Hấp phụ
Lỏng - Lỏng Lỏng Lỏng Cột Phân bố
Lỏng - nhựa trao đổi Lỏng Rắn Cột Trao đổi ion
Lớp mỏng Lỏng Rắn Lớp mỏng Hấp phụ
Giấy Lỏng Rắn Giấy sắc ký Phân bố
Rây (sắc ký Gel) Lỏng Gel (Lỏng) Cột Theo kích thước
phân tử
Quá trình sắc ký thông thường gồm 3 giai đoạn chính: Đưa mẫu thử lên
pha tĩnh, cho pha động chạy, phát hiện các chất và xử lý kết quả.
3.3.3. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
3.3.3.1. Khái niệm
Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography: TLC) về bản chất là hệ sắc ký
lỏng - rắn, trong đó pha tĩnh rắn (là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo yêu cầu
phân tích) được trải thành lớp mỏng đồng đều trên bản kính, nhựa hay kim loại. Sau
đó, đưa hỗn hợp chất cần tách lên pha tĩnh bằng cách chấm dung dịch mẫu nghiên
cứu lên bản mỏng (cách rìa bản mỏng 1 – 2 cm). Pha động là một hệ dung môi đơn
hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Dung môi pha
động chạy bằng cách đặt bản mỏng vào hệ dung môi này theo hướng phần có vết
chấm ở dưới. Dưới tác dụng của lực mao quản, dung môi pha động sẽ chuyển động
qua lớp hấp phụ, các cấu tử sẽ di chuyển theo hướng pha động nhưng với vận tốc
khác nhau đưa đến việc tách các cấu tử ra khỏi nhau, ta thu được một sắc ký đồ trên
lớp mỏng.
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được ứng dụng để định tính, thử độ tinh
khiết, cũng có thể để định lượng.
Ưu điểm cơ bản là thiết bị đơn giản, thời gian phân tích nhanh, khá chọn lọc.
3.3.3.2. Đại lượng đặc trưng
- Hệ số lưu giữ: Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất
phân tích là hệ số lưu giữ Rf (Retard factor) hay còn gọi là thừa số chậm. Đó là tỷ số
68