Page 71 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 71

- Định lượng thường ít sử dụng. Nếu áp dụng có thể áp dụng các kỹ thuật định

                     lượng như trong quang phổ hấp thụ UV-VIS.

                     3.3. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

                           3.3.1. Khái niệm về sắc ký
                                Năm  1903  nhà  thực  học  người  Nga  M.S.Tsvet  khi  cho  dịch  chiết

                     clorophyl từ lá cây qua cột CaCO3, sau đó cho ether dầu hoả chảy qua thấy các sắc

                     tố của clorophyl được tách riêng thành những lớp màu khác nhau trên cột. Cột với

                     hệ thống các lớp màu đã tách được ông đặt tên là sắc đồ (hay sắc ký đồ) và kỹ thuật

                     tách này ông gọi là phương pháp sắc ký.
                                Ngày nay có thể nói sắc ký là phương pháp tách các chất dựa vào sự

                     phân bố khác nhau của chúng vào 2 pha không hoà lẫn vào nhau và luôn tiếp xúc

                     với nhau, một pha đứng yên gọi là pha tĩnh (Stationnary phase: SP) và một pha di

                     chuyển gọi là pha động (Mobile phase: MP). Trong quá trình pha động chuyển động

                     dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác sẽ lặp đi lặp lại quá
                     trình hấp phụ và phản hấp phụ. Hệ quả là các chất bị hấp phụ nhiều (có ái lực lớn)

                     với pha tĩnh sẽ di chuyển chậm hơn các chất bị hấp phụ ít (có ái lực yếu) và chúng

                     có thể tách ra khỏi nhau.

                           3.3.2. Phân loại các phương  pháp sắc ký

                                Trong phương pháp sắc ký, pha động có thể là lỏng hoặc khí, pha tĩnh có
                     thể là lỏng hoặc rắn.

                           Dựa vào trạng thái tập hợp của pha động người ta chia sắc ký thành 2 nhóm

                     lớn: sắc ký khí và sắc ký lỏng.

                           Dựa vào cơ chế trao đổi của các chất giữa pha động và pha tĩnh hoặc cách bố

                     trí pha tĩnh người ta lại chia các phương pháp sắc ký thành nhóm nhỏ hơn. Các dạng
                     sắc ký cơ bản được trình bày ở bảng 4.

                                                Bảng 4. Các dạng sắc ký cơ bản

                          Dạng sắc kí         Pha động      Pha tĩnh      Cách bố trí   Cơ chế tách của

                                                                           pha  tĩnh         các chất

                     Khí - Hấp phụ              Khí           Rắn             Cột       Hấp phụ



                                                                67
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76