Page 146 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 146

Thuốc hoàn là dạng thuốc rắn, hình cầu, được bào chế từ bột hoặc cao dược

                     liệu với các loại tá dược thích hợp, thường dùng để uống.

                           5.4.2. Phân loại

                           Trong Y học cổ truyền, tùy theo tá dược dính sử dụng mà người ta chia ra các
                     loại hoàn như sau:

                           Thủy hoàn: Là hoàn được điều chế với tá dược dính là nước,rượu, dấm, dịch

                     chiết dược liệu bằng phương pháp bồi viên và thường là hoàn nhỏ (khối lượng viên

                     dưới 0,5 g).

                           Hồ hoàn: Là hoàn dùng hồ tinh bột làm tá dược dính, điều chế bằng phương
                     pháp chia viên hay bồi viên, thường là hoàn nhỏ.

                           Mật  hoàn:  Là  hoàn  bào  chế  với  tá  dược  dính  là  mật  ong.  Mật  được  luyện

                     thành châu, trộn với bột thuốc khi còn nóng và bào chế hoàn bằng phương pháp

                     chia viên. Hoàn chất mật thường gọi là “té”, khối lượng có thể đến 12 g, có thể chất

                     nhuận dẻo.
                           Lạp hoàn: Lạp hoàn được điều chế với sáp ong bằng cách đun chảy và vê viên

                     ở nhiệt độ gần nhiệt độ đông rắn của sáp, thường có khối lượng từ 0,3 g đến 0,5 g.

                           5.4.3. Yêu cầu chất lượng và phương pháp thử

                           5.4.3.1. Tính chất

                           Hoàn phải tròn, đều, đồng nhất về hình dạng, màu sắc khi bảo quản, có mùi
                     đặc trưng của dược liệu.

                           Hoàn mềm phải nhuận, dẻo.

                           5.4.3.2. Hàm ẩm

                           Hoàn mật ong, hoàn chứa cao đặc: Không quá 15 %.

                           Hoàn nước có kết hợp sirô, mật ong: Không quá 12 %.
                           Hoàn nước và hoàn hồ: Không quá 9 %.

                           Hoàn sáp không xác định hàm ẩm.

                           Tiến hành: theo phương pháp Xác định mất khối lượng do làm khô (Phụ lục

                     9.6) hoặc Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp cất với dung môi (Phụ lục

                     12.13, DĐVN V).
                           5.4.3.3. Độ rã

                                                               142
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151