Page 170 - Bào chế
P. 170
magnesi oxyd… Lượng dùng tuỳ theo tỷ lệ các chất lỏng, mềm có trong công thức
thuốc bột.
- Tá dược bao: Dùng để cách ly các dược chất tương kỵ trong bột kép. Thường
dùng các bột trơ như magnesi oxyd, magnesi carbonat,… Lượng dùng bằng một nửa
cho đến đồng lượng với các chất cần bao.
- Tá dược màu: Thường dùng cho bột kép chứa các dược chất độc hay tác dụng
mạnh, chiếm tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp bột kép, để kiểm tra sự phân tán đồng nhất của
các dược chất này trong khối bột. Hay dùng nhất là đỏ carmin với tỷ lệ 25% đến 100%
so với dược chất cần kiểm tra sự phân tán.
- Tá dược điều hương vị: Thường dùng bột thường, đường hoá học, các loại tinh
dầu hoặc các chất thơm tổng hợp như với các dạng thuốc khác.
1.4. Ưu, nhược điểm của thuốc bột
Ưu điểm
Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang tiết bị phức tạp, dễ đóng gói và
vận chuyển.
Thuốc bột chủ yếu đi từ dược chất rắn nên ổn định về mặt hoá học, tương đối
bền trong quá trình bảo quản, tuổi thọ kéo dài, thích hợp với các dược chất dễ bị thuỷ
phân, dễ bị oxy hoá, dễ biến chất trong quá trình sản xuất và bảo quản. Do đó hiện nay
nhiều loại dược chất không bền và mặt hoá học thường được bào chế dưới dạng bột
pha dung dịch, bột pha hỗn dịch dùng để uống hay tiêm (bột penicilin pha tiêm, bột
erythromycin pha hỗn dịch…). Cũng do đi từ dược chất rắn, ít xảy ra tương tác, tương
kỵ giữa các dược chất với nhau hơn trong dạng thuốc lỏng, nên trong thuốc bột dễ phối
hợp nhiều loại dược chất khác nhau trong cùng một đơn thuốc. Với thuốc bột dùng
ngoài, do có khả năng hút dịch tiết, làm khô sạch vết thương, tạo ra được màng che
chở cho vết thương nên thuốc bột làm cho vết thương chóng lành.
Nhìn chung, do có diện tích bề mặt tiếp xúc (BMTX) với môi trường hoà tan lớn
lại ít bị tác động của các yếu tố thuộc về kỹ thuật trong quá trình bào chế như đối với
viên nén, nang thuốc (tá dược dính, lực nén, nhiệt độ sấy…), cho nên thuốc bột dễ giải
phóng dược chất và do đó có SKD cao hơn các dạng thuốc rắn khác.
Nhược điểm
Dễ hút ẩm, không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng
niêm mạc đường tiêu hoá.
2. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
Kỹ thuật bào chế thuốc bột thường qua 2 giai đoạn: bào chế thành bột thuốc sau
đó tiến hành các công đoạn bào chế tiếp theo để được thành phẩm thuốc bột.
2.1. Kỹ thuật bào chế bột thuốc
Qua hai bước cơ bản: Phân chia nguyên liệu và rây.
2.1.1. Phân chia nguyên liệu
Tùy theo bản chất nguyên liệu mà người ta chọn phương pháp nghiền với dụng cụ
và thiết bị phân chia thích hợp
Nghiền là kỹ thuật nhằm phân chia dược chất và tá dược rắn thành các tiểu phân có
độ mịn nhất định, là một trong những giai đoạn cơ bản đầu tiên để bào chế các dạng
thuốc, nhất là các dạng thuốc rắn và bán rắn như thuốc bột, thuốc viên, thuốc mỡ, hỗn
dịch...
167