Page 169 - Bào chế
P. 169
Ví dụ: Thuốc bột ORESOL
Glucose khan 20,0 g
Natri clorid 3,5 g
Natri citrat 2,9 g
Kali clorid 1,5 g
1.2.2. Dựa vào cách phân liều đóng gói
Có 2 loại: Bột phân liều và bột không phân liều.
1.2.2.1. Bột phân liều
Là thuốc bột sau khi điều chế xong, được chia sẵn thành liều một lần dùng.
Thuốc bột phân liều thường dùng để uống.
Ví dụ: Thuốc bột ACETYLCYSTEIN, hàm lượng thường dùng 200mg/ gói , đóng
30 gói/ hộp
1.2.2.2. Bột không phân liều
Là thuốc bột sau khi bào chế xong, người bào chế đóng gói toàn bộ lượng bột
thuốc vào bao bì thích hợp, người bệnh có thể tự phân liều khi dùng.
Ví dụ : Thuốc bột NATRI HYDROCARBONAT, hàm lượng 50g, 100g
1.2.3. Dựa theo cách dùng
Trên thực tế, thuốc bột được dùng theo nhiều con đường khác nhau:
1.2.3.1. Thuốc bột để uống: Là loại thuốc bột hay gặp nhất, thường được phân liều
dùng (nếu đóng nhiều lần dùng thì thường đóng kèm theo dụng cụ phân liều theo thể
tích).
Thuốc bột để uống có nhiều loại: Để uống trực tiếp, để pha thành dung dịch
(thường chế dưới dạng sủi bọt), pha thành hỗn dịch. Với trẻ em hay dùng loại bột để
pha siro (dưới dạng hoà tan hay dạng hỗn dịch). Ví dụ : thuốc bột AZYTHROMYCIN,
CEPHALECIN...
Loại để uống trực tiếp thường được chiêu với nước hay một chất lỏng thích hợp
(nước đường, nước hoa quả, nước cháo…). Loại để pha dung dịch hay hỗn dịch phải
hoà tan hay phân tán trước khi uống.
1.2.3.2. Thuốc bột để dùng ngoài: Có thể dùng để xoa, để rắc, để đắp trên da lành hoặc
da bị tổn thương (thuốc bột dùng cho vết thương phải vô khuẩn). Thuốc bột dùng
ngoài thường phải là bột mịn hoặc rất mịn để tránh kích ứng.
Ngoài ra còn có các loại thuốc bột dùng trên niêm mạc (như thuốc bột dùng để
hít, để phun mù, để thổi vào mũi, vào tai…) hoặc để pha tiêm, pha thuốc nhỏ mắt. Các
loại thuốc bột này sẽ được xem xét tại các dạng thuốc tương ứng.
1.3. Thành phần
Có những chế phẩm thuốc bột trong thành phần chỉ có dược chất (thuốc bột
NATRI HYDROCARBONAT, ORESOL) nhưng nhiều chế phẩm thuốc bột, ngoài
dược chất, còn có tá dược (thuốc bột ACETYLCYSTEIN, AZYTHROMYCIN...).
Trong thuốc bột thường gặp các tá dược sau:
- Tá dược độn hay pha loãng: Thường gặp trong bột nồng độ, dùng để pha loãng
các dược chất độc hay tác dụng mạnh. Trong đó hay dùng nhất là lactose.
- Tá dược hút: Dùng cho các bột kép có chất lỏng, mềm, chất háo ẩm tham gia
vào thành phần của thuốc bột. Hay dùng các loại như calci carbonat, magnesi carbonat,
166