Page 121 - Pháp chế dược
P. 121
- Có quyền quyết định các hình thức xử lý (Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi tang vật, giấy phép
hành nghề) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về dược, cản trở công tác
thanh tra y tế, báo cáo sai sự thật, không chấp hành yêu cầu quyết định thanh tra.
- Chuyển hồ sơ tài liệu sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những
trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
- Thanh tra viên dược được tiến hành thanh tra độc lập nhưng phải xuất trình thẻ thanh tra
viên và chịu trách nhiệm về mọi kết luận và quyết định của mình.
1.5. Hình thức và phương pháp thanh tra
1.5.1. Hình thức
- Định kỳ theo kế hoạch
- Đột xuất
- Phúc tra
1.5.2. Phương pháp tranh tra
Thanh tra viên dược có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp thanh tra: nghe báo cáo,
hỏi, yêu cầu thao tác lại, thu thập, xử lý hồ sơ hoặc trực tiếp xem xét cơ sở hoạt động hành
nghề dược, sử dụng các phương tiện nghe, nhìn (ghi âm, chụp ảnh, quay video….)
1.6. Khen thưởng, kỷ luật
Người có thành tích trong hoạt động thanh tra dược hoặc giúp cho thanh tra dược hoàn
thành nhiệm vụ sẽ được khen thưởng.
Người vi phạm các quy định trong quy chế thanh tra dược, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị
xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Quy định về xử phạt trong lĩnh vực dược
2.1. Quy định chung về xử phạt trong lĩnh vực dược:
- Xử phạt trong lĩnh vực dược bao gồm các quy định về:
+ Hành vi vi phạm
+ Hình thức và mức xử phạt
+ Biện pháp khắc phục hậu quả,
+ Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm về thuốc, Mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
- Các hành vi vi phạm về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế bao gồm:
+ Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo thuốc;
+ Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo mỹ phẩm;
+ Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo trang thiết bị y tế.
2.2. Đối tượng áp dụng
118