Page 117 - Pháp chế dược
P. 117

- Chia nhỏ liều thuốc cho bệnh nhi: khoa Dược chịu trách nhiệm chia nhỏ liều thuốc cho
               chuyên khoa nhi hoặc hướng dẫn cho điều dưỡng thực hiện quy trình pha chế thuốc theo
               đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
               b) Phạm vi pha chế thuốc phóng xạ:
               - Phối hợp với khoa Y học hạt nhân xây dựng quy trình pha chế thuốc phóng xạ

               - Pha chế, chia nhỏ liều đối với các thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại
               bệnh viện, trong khu vực được cách ly, đảm bảo an toàn về bức xạ

               - Toàn bộ bao bì, dụng cụ, chất thải, nước rửa trong quá trình pha chế thuốc phóng xạ phải
               được thu gom, xử lý theo đúng qui định về quản lý chất lượng phóng xạ;
               - Số lượng pha chế, thể tích pha chế, số lượng cấp phát, địa chỉ cấp phát phải được theo dõi
               chi tiết, cập nhật sau mỗi lần pha chế, cấp phát.
               c) Phạm vi bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:
               - Bào chế, sao tẩm thuốc phiến dùng trong bệnh viện;
               - Sắc thuốc thang cho người bệnh;

               - Sản xuất một số dạng thuốc từ dược liệu dùng trong bệnh viện;
               - Tùy điều kiện của từng bệnh viện đa khoa, Lãnh đạo bệnh viện quyết định việc bào chế
               thuốc đông y và thuốc từ dược liệu trực thuộc khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược.
               4.5.5. Quy trình pha chế
               a) Xây dựng quy trình pha chế cho mỗi thuốc, xin ý kiến của Hội đồng khoa học bệnh viện
               và trình Giám đốc phê duyệt. Quy trình pha chế bao gồm:
               - Tiêu chuẩn chuyên môn (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam);

               - Công thức pha chế;
               - Quy trình pha chế;
               - Tiêu chuẩn và yêu cầu về nguyên liệu, phụ liệu;
               - Tiêu chuẩn thành phẩm.
               b) Kiểm soát bán thành phẩm hoặc thành phẩm theo yêu cầu của mỗi loại thuốc pha chế,
               bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.

               c) Sau khi pha chế vào sổ theo dõi pha chế, đối chiếu lại đơn, kiểm tra tên hóa chất, liều
               lượng đã dùng pha và dán nhãn thành phẩm ngay.

               d) Kiểm tra thành phẩm trước khi phát thuốc cho người bệnh (tự kiểm tra hoặc gửi thành
               phẩm kiểm tra tại các cơ sở hợp pháp khác).
               đ) Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, ghi thời gian pha chế vào đơn và giao thuốc ngay.
               4.5.6. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm chặt chẽ các thuốc đã pha chế và lưu mẫu theo
               quy định.
               4.5.7. Kiểm tra sức khỏe đối với dược sĩ pha chế thuốc: 6 tháng/lần.

               4.6.  Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
               4.6.1.Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc



                                                            114
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122