Page 10 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 10
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.1. Khai thác tiền sử và bệnh sử
Có thể biết được đặc điểm của kiểu chảy máu thông qua hỏi bệnh sử:
Tần suất, thời gian và lượng kinh. Xác định chảy máu có chu kỳ hay không
cũng là điều quan trọng. Chảy máu có chu kỳ thường liên quan với có
phóng noãn. Các đặc điểm khác bao gồm tuổi người bệnh, tiền sử tình dục
(xác định nguy cơ của bệnh lây truyền qua đường tình dục), các bệnh phụ
khoa trước đó, sử dụng thuốc hoặc các hormon tránh thai và các bệnh nội
khoa mãn tính.
3.2. Khám lâm sàng
Bao gồm khám toàn thân và khám phụ khoa.
3.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm tế bào âm đạo: giúp phát hiện sớm các trường hợp ung
thư bộ phận sinh dục, nhất là ung thư cổ tử cung.
- Nạo sinh thiết buồng tử cung: giúp phát hiện ung thư nội mạc tử cung.
- Soi buồng tử cung.
- Chụp phim tử cung – vòi trứng.
- Siêu âm: phát hiện các trường hợp khối u đường sinh dục và các biến
chứng của thai nghén.
- Các xét nghiệm khác bao gồm: công thức máu, xét nghiêm thử thai
(nên làm ở tất cả phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ). Các xét nghiệm khác chỉ
được chỉ định sau khi hỏi bệnh sử và khám thực thể.
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Điều trị theo nguyên nhân.
4.1. Nguyên nhân toàn thân
Người bệnh được điều trị theo đúng nguyên nhân, khi bệnh ổn định,
kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
4.2. Nguyên nhân do tổn thương thực thể cơ quan sinh dục và các biến
chứng của thai nghén
Tuỳ theo các tổn thương thực thể, sẽ có điều trị tương ứng.
4.3. Nguyên nhân cơ năng
- Rong kinh tuổi trẻ (rong kinh tuổi dậy thì):
+ Bắt buộc phải loại trừ những nguyên nhân ác tính, các bệnh về máu.
+ Điều trị nguyên nhân bằng thuốc nội tiết.
+ Kết hợp thuốc cầm máu, thuốc co hồi tử cung (Oxytoxin,
Ergotamin).
9