Page 11 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 11
+ Nếu trong những trường hợp rất hãn hữu, điều trị bằng mọi biện
pháp không kết quả, mới phải nạo buồng tử cung bằng dụng cụ.
- Rong kinh, rong huyết tiền mãn kinh.
+ Điều trị triệu chứng tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung kết hợp với
nội tiết.
- Rong kinh, rong huyết tuổi sinh đẻ (18 – 45tuổi).
+ Cường kinh (kinh nhiều).
Ở người trẻ tuổi, tử cung co kém: dùng thuốc tăng co tử cung.
Tử cung kém phát triển: vòng kinh nhân tạo hoặc cho viên thuốc tránh
thai nửa sau chu kỳ kinh.
Ở người lớn tuổi: nếu có tổn thương thực thể (u xơ tử cung, polip cổ
tử cung…) chưa có chỉ định phẫu thuật có thể dùng thuốc nội tiết. Trên 40
tuổi điều trị thuốc không hiệu quả, nên mổ cắt tử cung.
- Rong kinh do quá sản niêm mạc tử cung:
+ Nạo niêm mạc buồng tử cung (50% khỏi trong một thời gian dài).
+ Thuốc nội tiết.
+ Mổ cắt tử cung ở phụ nữ trên 40 tuổi.
5. CHĂM SÓC PHỤ NỮ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT VÀ RA MÁU ÂM
ĐẠO BẤT THƯỜNG
Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất
thường do các nguyên nhân thực thể (u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…)
hoặc nguyên nhân do thai nghén, hoặc do bệnh toàn thân…đã được đề cập
đến trong các bài cụ thể. Vì vậy, trong bài này chỉ đề cập đến việc chăm sóc
người bệnh chảy máu tử cung bất thường, do nguyên nhân cơ năng.
Tuỳ theo người bệnh điều trị ngoại trú hay tại viện mà Hộ sinh có kế
hoạch chăm sóc khác nhau, theo kế hoạch chăm sóc của qui trình thực
hành.
5.1. Bệnh nhân ngoại trú
- Thảo luận với người bệnh về tình trạng bệnh và kế hoạch điều trị.
- Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh dùng thuốc theo đơn của bác sỹ để
người bệnh yên tâm và hợp tác điều trị.
- Tư vấn cho người bệnh về những biểu hiện của tác dụng phụ của
thuốc và cách xử trí.
- Nhắc nhở người bệnh khám lại theo hẹn.
- Tư vấn cho người bênh về chế độ lao động, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
5.2. Người bệnh điều trị tại bệnh viện
5.2.1. Nhận định
Người Hộ sinh cần nhận định các vấn đề sau:
- Diễn biến bệnh:
+ Tình trạng ra máu: thời gian, số lượng, màu sắc.
10